Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Trải nghiệm với LG Optimus LTE 2

         Mình được ông bác đổi máy lấy con LG Optimus LTE 2 để dùng mấy ngày so sánh xem ra sao thì có nhìn nhận thế này: Em nó có vẻ bề ngoài nhẹ nhàng vuông vức và sang trọng, máy được bao phủ bằng một lớp vỏ nhựa sần hình quả trám chống xước và chống bẩn tốt. Viền gân trước và sau giống kim loại, màn hình 4.7" IPS nhìn rất mượt và đẹp đặc biệt là hình các em. Hệ điều hành 4.1.2  dễ sử dụng và có sửa một số để hợp với LG, hơn cả là em nó có ram 2g nhanh tuy em chỉ có CPU lõi kép đủ để làm mọi việc. Còn chụp ảnh với em này máy ảnh 8. chụp đẹp không biết chắc do màn hình đẹp nên em này cũng ăn theo hay sao ấy mình zoom hai ba lần vẫn không vỡ so với con của mình zoom hai phát thì nát bét. À còn nữa có cuộc gọi không cần bấm để lên tai là nghe đỡ phiền phức, khóa màn hình bằng hình ảnh chức năng này mình chưa sử dụng sợ trả bác quên mất lại bị hỏi mất uy tín.

          Mình có test quan một số kết quả để các ban tham khảo








Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

TRẢI NGHIỆM VIVO HD(VIVO X2) TIẾP THEO

Như bài trước mình đã viết "hi vọng xẽ không phải bảo hành" nhưng điều đó đã không xảy ra thật buồn, nhưng không sao mình tự coi con  vivo HD như một con vi tính bảo hành là điều thường xuyên nên mình cũng không phiền nữa. Lại nói về em này vi sao phải đi bảo hành nhé: ngày đầu tiên rất ổn nhưng ngày thứ 2 viền màn hình trên cùng tự nhiên gật, ngày thứ 2 viền dưới, ngày thứ 3 xung quanh đều giật một điều rất khó chịu và bức xúc vì đây là SMP, gọi điện hỏi trung tâm bảo hành trả lời máy của mình  bị xung đột phần mềm phải gửi lại trung tâm bảo hành chạy lại phần mềm phiền phức thậttttttttttttttt. Cố mấy ngày xem sao nhưng càng ngày càng tệ đành đến bưu điện gửi về trung tâm bảo hành(đối với mình là người mua hàng trên mạng là điều phiền phức nhất)vào thứ 7 lúc mọi người đang lo đối phó với cơn bào haiyan , ngày thứ 5 tuần sau nhận hàng kiểm tra lại các lỗi trên đã hết cảm thấy an tâm, sử dụng thêm tuần nữa xem sao mới viết bài này. Cảm nghĩ về cách bảo hành của nhà cung cấp thì mình thấy yên tâm vì khi gửi đi cùng lo lằng không biết họ làm gì với tài sản của mình như khi trung tâm gọi lại nói đã bảo hành xong và khi nhận máy thấy họ bảo vệ máy mình bằng túi hột khí( mình không biết từ chuyên môn) thấy có sự quan tâm đến tài sản bảo hành.
Mình có kiểm tra máy trên An tu tu (trên play google) thì có một số kết quả để ace tham khảo nhé, có gì góp ý thêm cho mình do mình mới làm quên với blog.











So về điểm thì hơi buồn  vì chíp 4 nhân mà chạy không bằng 2 nhân của s2 nhưng mình nghĩ tiền nào của nấy mình dùng nhiều để nghe gọi thì khoảng 3 ngày còn lên mạng này nọ thì khoảng 1 ngày.Vậy chia sẻ để ace cùng tham khảo.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

10 NĂM NGỒI TÙ ĐƯỢC GIẢI OAN

            Sự việc ông Nguyễn Thanh Chấn 52 tuổi được giải oan tội giết người sau khi đã phải ngồi tù 10 năm với mức án chung thân khiến cho nhiều người bất ngờ, xúc động, nhưng bên cạnh đó, dư luận đặt ra câu hỏi, nếu như không có sự việc mâu thuẫn trong gia đình hung thủ, không có sự đầu thú của Lý Nguyễn Chung thì người chịu án oan kia và người thân của họ sẽ phải chịu số phận như thế nào?
          Theo cáo trạng của vụ án cách đây hơn 10 năm, ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp dẫn tới tử vong.
          Cơ quan điều tra, truy tố, xét xử khi đó đều cho rằng ông Nguyễn Thanh Chấn là người phạm tội. Bị kết tội trong cả 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, ông Nguyễn Thanh Chấn phải đi tù thay vì hung thủ thực sự vụ án nghiêm trọng được xác định sau đó là Lý Nguyễn Chung.
          Đến ngày 5/7/2013, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) đã có đơn kêu oan gửi đến Cơ quan điều tra VKSND Tối cao. Ngay sau khi nhận được đơn, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tổ chức 3 đoàn đi xác minh, lần theo chỗ ở và tại Bắc Giang nơi bố mẹ ruột đối tượng sinh sống. Trong quá trình tìm hiểu, điều tra để tiếp cận hung thủ chính của vụ án này, đã rất nhiều lần cán bộ điều tra VKSND Tối cao gặp khó khăn do bị can Chung đã liên tục thay đổi số điện thoại và liên tục thay đổi chỗ ở, cũng như di chuyển khắp nơi từ Đắk Lắk đi Quảng Ninh, sang Trung Quốc… sau đó, bằng sự thuyết phục của người thân, cuối cùng Chung đã chấp nhận ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào đêm 15/8/2003 để cướp tài sản.
          Việc vào ngày 25/10/2013 đối tượng Lý Nguyễn Chung (sinh năm 1988 tại Nhượng Ban - Lộc Bình - Lạng Sơn); nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở tại thôn Đoàn Kết, xã EaKa Mút, huyện EaKar, tỉnh Đắc Lắc đã đến đầu thú tại cơ quan điều tra VKSND Tối cao về hành vi “giết người” và “cướp tài sản” đối với nạn nhân Nguyễn Thị Hoan, chứ không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn. Theo đó, VKSND đã ra Quyết định khởi tố vụ án số 17/QĐ-VKSTC-C6 ngày 29/10/2013 với tội danh “giết người” và “cướp tài sản” đối với bị can Lý Nguyễn Chung.
          Ngay sau khi bắt giữ hung thủ vụ án, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao cũng đã ra Quyết định bắt khẩn cấp đối với Lý Văn Chúc (Bố của Lý Nguyễn Chung, sinh năm 1950) về hành vi đe doạ giết bà Nguyễn Thị Lành (nhân chứng vụ án) và Quyết định tạm giữ hình sự đối với Lý Văn Chúc để phục vụ điều tra, làm rõ.Theo thông tin công bố tại buổi họp báo, trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có nộp đơn kêu oan. Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan. Nội dung đơn cho rằng thủ phạm gây ra vụ án giết người vào đêm 15/8/2003 không phải là ông Nguyễn Thanh Chấn. “Việc ông Chấn có đơn kêu oan từ trong trại giam là có nhưng không thấy gửi đến cơ quan của VKSND Tối cao mà là Văn phòng chính phủ hoặc các cơ quan khác không trực tiếp thụ lý giải quyết vụ việc. Trong vụ án VKSND Tối cao ra kháng nghị nhưng quyết định thuộc về Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao kết luận là ông Chấn có tội hay không có tội, bởi vụ án xảy ra đã lâu, khi đưa ra xét xử sẽ còn nhiều tình tiết được làm rõ” - bà Yến cho hay.
          Sau khi có quyết định kháng nghị tái thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao, TAND tối cao sẽ xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án và đó sẽ là căn cứ để mở ra trình tự thủ tục tố tụng tiếp theo đối với vụ án. Chánh án TAND tối cao đã quyết định đưa vụ án ra Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để xét xử tái thẩm, tại phiên tòa mở vào ngày 6/11/2013. Cũng theo lời người phát ngôn VKSND Tối cao, chưa thể nói gì về việc bồi thường vì chưa có kết luận cuối cùng từ tòa án.
          Lật lại hồ sơ vụ việc

          Khoảng 22h ngày 15/8/2003, người trong thôn Me nghe tiếng trẻ con khóc trong nhà chị Nguyễn Thị Hoan. Khi chạy sang, họ thấy nhà chị Hoan không bật điện, nhưng cửa chính mở liền báo cho mẹ đẻ chị. Bà mẹ sang nhà con gái thì phát hiện chị Hoan đã chết với nhiều vết thương ở đầu, mặt và bụng.
          Cáo trạng cho rằng, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn bán tạp hóa gần sân bóng thôn Me. Chiều 15/8/2003, dân thôn Me tổ chức đá bóng. Trận bóng kết thúc vào khoảng 19h cùng ngày. Lúc này, bà Nguyễn Thị Chiến (vợ ông Chấn) bảo chồng đi xin nước về để nấu, bán hàng.
          Ông Chấn đã đạp xe sang nhà chị Viễn ở cuối sân bóng. Đoạn đường này qua nhà chị Hoan. Lợi dụng trời tối vắng người nên ông Chấn đã mở cửa lẻn vào nhà chị Hoan.Thấy con chị Hoan đang chơi trên gường, chị đứng trước tủ quần áo, ông Chấn liền đòi "quan hệ". Chị Hoan không đồng ý, ông liền lao vào ôm chị từ phía sau, khống chế. Chị cố chống  cự và vơ được một vỏ chai bia dưới nền nhà định đánh vào đầu ông Chấn nhưng ông đỡ được và giằng lấy. Rồi ông Chấn quật chị Hoan ngã xuống đất. Một tay ông giữ tay chị Hoan, gối tỳ vào sườn chị. Rồi ông thò tay còn lại vào túi quần rút ra một con dao bấm, đâm nhiều nhát vào bụng, mặt và sườn chị Hoan. Trong lúc giằng co, chị Hoan có giơ tay đỡ khiến lưỡi dao bị gãy. Ông Chấn đã cho chuôi dao vào túi rồi nâng đầu chị Hoan lên đập xuống đất nhiều lần. Do mặt nạn nhân chảy nhiều máu, ông Chấn lấy chiếc gối đậy vào mặt rồi tắt điện, đi ra.

      Với cáo trạng này, TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên phạt ông Chấn mức án chung thân vào năm 2003.

      Người mẹ kế tiết lộ bí mật động trời, vết máu trên áo nghi phạm
     Bà Nguyễn Thị Lành (44 tuổi, vợ ông Chúc, cha của nghi phạm Nguyễn Lý Chung) cho biết dù ở nhà bà song Chung cũng đi làm thường xuyên, rất ít khi về nhà. Cuộc sống của gia đình đã thay đổi hoàn toàn sau sự việc xảy ra vào đêm 15/8/2003, khi đó Lý Nguyễn Chung mới 14 tuổi 8 tháng.
          Khoảng 20 giờ hôm đó (15/8/2003), khi bà Lành đang ngồi ở nhà thì thấy Chung đi về nhà với vẻ mặt mệt mỏi. Vừa về, Chung vội vã lấy quần áo đi tắm, sau đó leo lên giường đi ngủ. Đến khoảng 23 giờ, khi bà Lành chuẩn bị đi ngủ thì thấy mọi người kháo nhau ầm ĩ rằng người hàng xóm là chị Nguyễn Thị Hoan vừa bị ai đó giết chết ngay tại nhà. Sáng hôm sau, bà Lành dậy sớm giặt quần áo cho cả nhà bất ngờ phát hiện bộ quần áo của Chung có màu đỏ dính vào như máu đã hoảng sợ gọi ông Lý Văn Chúc dậy. Từ đây, bà linh cảm Chung chính là kẻ giết người. Bà Lành cho biết nhiều khi bà muốn nói ra sự thật nhưng liên tục bị chồng dọa giết nên phải tới năm 2011, bà này mới đem toàn bộ câu chuyện kể lại với bố đẻ của mình là ông Nguyễn Quang Hiền (70 tuổi). Từ ông Hiền, câu chuyện đã đến tai vợ ông Chấn và khởi nguồn cho việc phát hiện ra sự thật kinh hoàng.
          Sau khi định cư yên ổn tại địa bản tỉnh Đắc Lắk gần 10 năm, Chung tưởng tội ác của mình đã bị thời gian xóa mờ, danh tính cũng được giữ kín. Bởi ngoài bố và mẹ kế thì không một ai biết sự thật kinh hoàng được chôn giấu suốt 10 năm, nhất là khi ông Nguyễn Thanh Chấn đang ở tù chịu tội cho Chung. Sự thật chỉ được lộ ra khi Chung điện về xin bố đẻ khoản tiền 30 – 50 triệu đồng để đầu tư mua đất đai trong Đắc Lắk, mong muốn mở rộng làm ăn. Ông Chức (bố Chung) đem chuyện tiền bạc nói với vợ để nhờ giúp đỡ, nhưng bị từ chối.
Từ đó, cuộc sống gia đình bà Lành chẳng mấy khi được yên ổn khi ông Chức ngày nào cũng đay nghiến và hành hung bà Lành, ép bà đi lo số tiền để gửi cho Chung. Và trong một lần bị ông Chức hành hung quá đau đớn, bà Lành bỗng bột miệng chửi bới và moi móc chuyện thằng con trai ông Chung giết người và bà phải chu cấp cho nó từ a đến z rồi nên không còn tiền nữa. Lúc đó, bố bà Lành cùng nhiều láng giềng cũng có mặt. Và danh tính sát thủ thực sự trong vụ án giết người vào tối 15/8/2003 để cướp tài sản bắt đầu lộ diện. Từ thông tin bị lộ ra trong nội bộ gia đình Chung, lực lượng chức năng đã làm một cuộc điều tra lại toàn bộ sự việc và lấy ý kiến của nhiều nhân chứng. Cuối cùng chân tướng của kẻ giết người đã được xác định.
          Sau quyết định của Tòa án nhân dân tối cao minh oan cho Nguyễn Thanh Chấn, anh Nguyễn Hữu Quyết (con trai cả của ông Chấn), không giấu được niềm vui và sự hạnh phúc. Chia sẻ trên báo Tiền phong, anh Quyết cho biết: “Hơn 18 giờ, gia đình em nhận được hàng chục cuộc điện thoại báo tin chia vui. Tất nhiên, đều là thông tin các anh chị PV báo về, chưa có thông báo chính thức từ phía toà án. Bố em và các em rất hạnh phúc, còn mẹ em bảo thấy bình thường vì đằng nào chuyện này cũng phải đến. Em rất xúc động vì sự quan tâm của mọi người đối với gia đình em”.
          Anh Quyết cho biết thêm, anh được một số người am hiểu pháp luật cho biết phía trước còn một chặng đường nữa để bố anh chính thức được minh oan, trở thành người vô tội.
“Việc ăn mừng có lẽ gia đình em chưa tổ chức anh ạ. Còn nhiều việc phải làm lắm. Với lại bố mẹ em vẫn chưa khỏe hẳn, cần nghỉ ngơi thêm”, Quyết nói.
           Nguyễn Thanh Chấn không hề biết mặt nghi can
         Khi được hỏi: “Ông có biết mặt Lý Nguyễn Chung (nghi phạm vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Giết người và Cướp tài sản trong vụ án mà ông đã phải ngồi tù suốt 10 năm) hay không?” trả lời trên báo Người lao động, ông Nguyễn Thanh Chấn chau mày, lắc đầu nói: “Không biết Lý Nguyễn Chung, không nhớ gặp, không biết mặt”. Ông Chấn cho biết trước đây chỉ thỉnh thoảng chỉ gặp ông Lý Nguyễn Chúc (63 tuổi) là bố của Chung vì ông này hay đi xe ngựa chở hàng. Dù ở cùng làng song cách đây 10 năm, lúc mới về làng cùng bố, Chung mới chỉ mười mấy tuổi, lại cũng không định cư ở làng nên ông không hình dung được. Trong thời gian ngồi tù, ông không nghi ngờ ai là hung thủ thật sự cả, mà chỉ biết mình là người vô tội. Ông chỉ biết oán hận một người vô danh nào đó đã đẩy ông vào chốn lao tù. Ông hồi tưởng: “Tôi hoàn toàn không biết gì về việc vợ tôi phát hiện và nghi ngờ Lý Nguyễn Chung chính là kẻ phạm tội, mãi đến ngày được về tôi mới biết. Vợ tôi bảo biết nhưng không dám nói vì sợ bị đầu độc bịt đầu mối, rồi thì chồng sẽ không thể nào mà giải oan được nữa”.
          Mãi đến khi được trả lại tự do, qua báo chí, ông Chấn mới lần đầu tiên được nhìn thấy ảnh Lý Nguyễn Chung. Ông không có nhiều cảm xúc căm phẫn với kẻ giết người nữa mà muốn sống với niềm vui đoàn viên nhiều hơn. Ông chỉ mong pháp luật lần này sẽ công minh, xử đúng người đúng tội. 
         Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã công bố thông tin liên quan đến Lý Nguyễn Chung, đối tượng đã ra đầu thú và khai nhận hành vi giết người trong vụ án xảy ra ngày 15-8-2003 tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, sau khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm xử phạt Nguyễn Thanh Chấn mức án chung thân về tội giết người trong vụ án xảy ra ngày 15-8-2003 tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Thanh Chấn và gia đình nhiều lần có đơn kêu oan gửi các cơ quan chức năng cho rằng hung thủ giết người là Lý Nguyễn Chung, cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Sau khi nhận được đơn, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức xác minh, lần theo chỗ ở của Chung, nhưng Chung đã dùng thủ đoạn di chuyển chỗ ở nhiều lần và chỉ trong vòng hai tháng, Chung đã sử dụng gần 100 sim điện thoại để liên lạc gây khó khăn trong quá trình điều tra. Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng của Bộ Công an điều tra, xác minh kết hợp vận động đối tượng ra đầu thú. Trên cơ sở kết quả điều tra, xác minh lời khai của Lý Nguyễn Chung, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Giết người” và “Cướp tài sản” theo quy định tại Điều 93 và Điều 133 Bộ Luật Hình sự, xảy ra tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam bị can đối với Lý Nguyễn Chung, sinh năm 1988 tại xã Nhượng Bạn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, nơi đăng ký nhân khẩu thường trú và chỗ ở tại thôn Đoàn Kết, xã EaKa Mút, huyện EaKar, tỉnh Đác Lắc, về tội “giết người” và “Cướp tài sản” theo Điều 93 và Điều 133 Bộ Luật Hình sự. Đồng thời, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có lệnh bắt khẩn cấp đối với Lý Văn Chúc (bố của Chung), sinh năm 1950 về hành vi đe dọa giết bà Nguyễn Thị Lành (là nhân chứng của vụ án) theo quy định tại Điều 103 Bộ Luật Hình sự. Ngày 4-11, tại Trại giam Vĩnh Quang, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố Quyết định kháng nghị tái thẩm và Quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tù chung thân về tội giết người để chờ xét xử theo thủ tục tái thẩm.