Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Tà đạo Hà Mòn là gì?Vì sao gọi là Tà đạo

Nguồn gốc
Xuất phát từ cuối năm 1999, Y Gyin (SN 1942), hành nghề thầy mo cư trú tại làng Kơ Tu, xã Hà Mòn, huyện Đak Hà, tỉnh Kon Tum tự dựng lên một câu chuyện hết sức ngớ ngẩn là mình đã nhìn thấy "Đức Mẹ Maria hiện hình" và được "Đức Mẹ" chọn làm "sứ điệp’, nhằm để lừa bịp, lôi kéo, kích động giáo dân từ bỏ nhà thờ Công giáo, từ bỏ đạo chính thống của mình, để đi theo đạo do bà ta.
Bản chất
       Cần nói thêm đạo bà chỉ dựa trên giáo lý, giáo luật, kinh thánh của đạo Công giáo và tự biên soạn thêm lời giáo huấn của Đức Mẹ như “Sứ điệp của Đức Mẹ Maria”, “Thông điệp Đức Mẹ hiện hình”…mà không có giáo lý riêng, tuy vậy rất nhiều người nhẹ dạ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tín đồ đạo Công giáo, những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn trong cuộc sống và các tín đồ Công giáo phai nhạt đạo đã tin vào những điều bịa đặt nhảm nhí đó. Khi đã có người tin theo bà đã tuyên truyền, kích động mọi người không được uống cần đạp bỏ ghè làm rượu, bỏ cồng chiêng, không tham gia sinh hoạt với cộng đồng, tổ chức đám cưới không đăng ký kết hôn, không chấp hành lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hạn chế tiếp xúc với “người lạ”, Nếu siêng năng dâng hoa, cầu nguyện và đọc “kinh Đức Mẹ” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, đầy đủ, không làm cũng có ăn, bị ốm đau, bệnh tật không chữa cũng khỏi, thậm chí cả nợ ngân hàng cũng được trả hết! không được nhận các mặt hàng chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cấm tham gia các hoạt động ở địa phương... Những việc làm đó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương. Vì vậy xét theo điều 16 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004:
         1. Là tổ chức có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, luật lệ, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
         2. Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
         3. Có đăng ký hoạt động và hoạt động tôn giáo ổn định;
         4. Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
         5. Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Điều 16 – Pháp lệnh).

thì hoàn toàn không đủ điều kiện vậy ta có thể thấy đây là một tà đạo
Nhà rông người Ba na

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Ô tô cũ tổng hợp cách chọn để mua

           Mua xe cũ là một phương án rất nhiều người nghĩ đến, bởi có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm lựa chọn một chiếc ô tô đã qua sử dụng. 16 bước sau đây có thể sẽ giúp ích cho nhiều người khi quyết định tìm mua một chiếc ô tô cũ.

           Thích Tiền ít, Muốn Mua Xe Ô Tô tốt

Tiền ít nhưng muốn mua xe tốt, điều này nghe như một nghịch lí nhưng lại là thực và hoàn toàn có thể đạt được.
Những kinh nghiệm dưới đây dành cho dân muốn mua xe đã qua sử dụng an tâm khi đi mua xe, tránh được những khuyết tật và thất vọng, thiệt hại về sau, nhất là những người mua xe lần đầu.
           Xác định ngân sách:
Điều đầu tiên cần xác định là bạn sẽ dành bao nhiêu tiền để mua xe cũ. Việc này rất quan trọng vì nó quyết định rằng bạn sẽ chọn được các mẫu xe nào. Và với số tiền đó, bạn có thể mua được một chiếc xe mới nào không. Ví dụ với 500 triệu, sẽ rất khó để mua một chiếc xe mới, ngoài những chiếc mini car như Mitsubishi Mirage, Hyundai Aveo, Kia Morning, hay cùng lắm là Forte 1.6 MT. Nhưng nếu chọn xe cũ thì với số tiền đó bạn có thể chọn Honda Civic 1.8 đời khoảng 2008, hay Ford Escape, Chevrolet Captiva và rất nhiều mẫu khác cũ hơn. Khi ngân sách của bạn là dưới 300 triệu, lựa chọn bị hạn chế lại, nếu dưới 4 năm tuổi thì chỉ có thể là những mẫu xe mini car, hoặc các dòng xe khác thuộc hạng cao cấp hơn nhưng đời xe chủ yếu là trước 2002.

Chọn mua “Xe Ô Tô cũ mà Chất Lượng như Ô Tô Mới”

A. Kiểm tra tĩnh

Khi đi mua xe, bạn thường lưu ý đến “đời xe”. Điều này không sai nhưng nếu tuân thủ máy móc quá, đôi khi phải trả giá.
Với xe hơi, cốt cách nó là một hệ thống máy cơ học. Khi dùng, nó sinh nhiệt và mài mòn nên dù chưa có bệnh tật, đâm đổ gì nhưng chỉ số này báo hiệu thời kỳ “thoái hóa, biến chất” nằm ngay sau đó. Xe có thể chạy tốt được… vài tháng nữa, sau đó sinh bệnh suốt ngày, rất khó chịu.
Trong những xe được bán, yếu tố “sử dụng ít” rất nhiều. Có nhà đi công tác nước ngoài liên miên, xe “nghỉ hưu” rất nhiều thời gian, nay bị “đề mốt” muốn bán để mua xe mới. Có nhà lại xuất phát từ hoàn cảnh, ví như chủ xe chỉ mua về để đó rồi đi xe… gắn máy vì đi xe hơi quá bất tiện (Hà Nội, Sài Gòn thường có cảnh này), nay bán đi cho “rảnh nợ”. Có xe bị cầm cố, thế chấp liên miên hoặc bị cơ quan hữu trách chế tài, hạn chế sử dụng, lưu kho…

1. Làm sao biết xe ít sử dụng?

Có rất nhiều “bằng chứng” để biết xe đã sử dụng nhiều mà không cần nhìn vào đồng hồ hiển thị km, vả lại đồng hồ km là thứ người ta có thể điều chỉnh được, nên nếu tin vào đó nhiều khi sẽ thiệt thòi.
         2. Tham khảo mặt bằng giá trên thị trường:
Việc tham khảo mặt bằng giá cả hiện nay có thể thực hiện dễ dàng thông qua các trang thương mại điện tử. Bên cạnh mặt bằng giá xe cũ, bạn cũng nên xem thêm bảng giá xe mới để lấy đó làm cơ sở đối chiếu, tránh trả hớ. Xe mới hoàn toàn hiện bán 800 triệu, thì một chiếc xe cùng dòng đã qua sử dụng 4 năm, chạy trên 50.000km, không thể rao giá trên 700 triệu. Ngoài yếu tố chất lượng còn lại, giá bán của một chiếc xe cũ còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất giá của chúng trên thị trường. Hiện nay, xe của các thương hiệu Nhật như Honda, Toyota là những sản phẩm có tỷ lệ mất giá ít nhất trên thị trường. Ngoài ra, nếu mua xe không quá cũ như đời 1992-1994, thì một điểm cần chú ý là mẫu xe mà bạn chọn đã qua bao nhiêu đời? Xe mới đang bán trên thị trường hiện nay có cùng thế hệ với chiếc xe cũ mà bạn định chọn không? Lấy ví dụ, vào thời điểm tháng 4 năm 2012, giá của một chiếc Honda Civic 2.0 cũ đời 2009 (3 năm sử dụng) vẫn còn khá cao, bởi lúc đấy Honda Civic mới bán trên thị trường vẫn cùng mẫu thiết kế với chiếc xe cũ mà bạn định mua. Tuy nhiên, đến tháng 4/2014, khi Honda Civic thế hệ hoàn toàn mới đã bán được hơn 1 năm, thì tỷ lệ mất giá của một chiếc Civic cũ đời 2011 (cũng 3 năm sử dụng) buộc phải lớn hơn bởi thiết kế của nó đã trở nên rất cũ vì sự xuất hiện của Civic hoàn toàn mới. Tương tự, Mercedes-Benz C-Class cũ hiện nay vẫn còn được giá, nhưng khả năng đến cuối năm nay thôi, những chiếc C-Class cũ sẽ mất giá nhiều hơn trước sự xuất hiện của C-Class thế hệ mới. Điều này không khác mấy so với việc iPhone 5 ra mắt thì iPhone 4 chắc chắn mất giá. Vì vậy, nên tránh mua những chiếc xe cũ chuẩn bị thay đổi thiết kế với giá cao. Ví dụ này cũng để nói rằng, vào thời điểm hiện tại, không nên trả hớ cho một chiếc Toyota Vios cũ.
3. Nguồn xe:
Trên thị trường xe cũ hiện nay, nguồn xe cũng đã khá phong phú. Bạn có thể tìm đến các đại lý chính hãng của các hãng xe có cung cấp các dịch vụ về xe đã qua sử dụng như dịch vụ FordAssured của Ford Việt Nam, hoặc các garage chuyên kinh doanh xe. Tại những nơi này, các mẫu xe cũ thông thường sẽ được các đơn vị kinh doanh “dọn” lại khá kỹ càng trước khi rao bán cho khách, và tất nhiên là người mua tìm đến những nơi này sẽ khó có cơ hội chọn được một mẫu xe cũ còn tốt với giá hời, bởi các đơn vị kinh doanh như vậy định giá một mẫu xe rất chính xác. Nguồn thứ hai mà những người muốn mua xe cũ có thể tìm đến là các trang thương mại điện tử. Tại các trang này, đối tượng bán có thể chính là các garage kinh doanh xe cũ, tuy nhiên không ít trong số đó là những chủ xe trực tiếp đăng thông tin rao bán chiếc xe của mình. Nguồn thứ ba chính là những chiếc xe của bạn bè, người thân hoặc quen biết. So với các nguồn trên thì nguồn thứ 3 này là một trong những nguồn đáng chú ý và đáng tin cậy nhất, vì người mua có thể dễ dàng nắm được các thông tin về dòng xe đời xe, tình trạng xe và cả cách thức cũng như quá trình sử dụng của chủ xe.
4. Thông tin về xe:
Sau khi đã tìm và nhắm được một chiếc xe muốn xem, bạn nên tóm tắt lại lý lịch của xe với các thông tin sau đây:
- Nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, đời xe, năm sản xuất, năm đăng ký, nơi đăng ký.
- Các trang bị kỹ thuật và tiện nghi có trên xe. Điều này cũng tương đối quan trọng. Hai chiếc xe cũ như nhau, chất lượng còn lại ngang nhau, cùng năm sản xuất, cùng đời, cùng các đặc tính kỹ thuật cơ bản, nhưng khác nhau về các trang bị tùy chọn bổ sung thì giá hẳn phải khác nhau.
- Số km đã đi: Đây là con số mà người mua không nên đặt trọn niềm tin, chỉ nên xem đó là con số tham khảo, bởi người ta hoàn toàn có thể “tua” công tơ mét ngược lại. Tùy từng chủ xe, người đi ít thì một năm xe chỉ chạy khoảng 5-7 nghìn km, trung bình vào khoảng 10-20 nghìn km, và nhiều thì có thể chạy trên 30 nghìn km/năm. Tâm lý của người bán luôn muốn chứng tỏ là chiếc xe của họ ít đi, nên nếu công tơ mét của một chiếc xe 5 năm tuổi đang hiện 30.000km thì bạn hãy đặt dấu hỏi, nhưng nếu nó hiện 150.000km, thì không nghi ngờ gì nữa, nó đã đi ít nhất 150.000km. Với một chiếc xe 10-15 năm tuổi, mà công tơ mét chỉ hiện 50.000 km thì tốt nhất là nên quên con số này đi.
- Giá bán: Trừ khi nó quá đắt, đắt một cách phi lý mà bạn thậm chí không muốn xem qua xe bất kể chất lượng nó tốt thế nào, còn không hãy cứ để chủ xe ra giá, nếu thấy ngưỡng giá có thể chấp nhận được thì cũng không nên trả giá ngay khi chưa xem kỹ xe, bởi bạn có thể bị hớ. Ngoài ra, cũng nên đặt ra một số nghi vấn nếu chiếc xe thuộc đời khá mới nhưng giá rẻ một cách bất ngờ so với mặt bằng chung trên thị trường.
- Số khung (VIN), số máy, màu sơn của xe phải trùng khớp với thông tin trên giấy đăng ký.
- Tình trạng đăng kiểm, bảo hiểm.
- Cách thức sang tên đổi chủ, phí trước bạ, cách thức thanh toán và tổng số tiền phải thanh toán.
5. Quan sát tổng thể:
Đậu trên một bề mặt bằng, để quan sát độ cân bằng của thân xe. Với những chiếc xe đã quá cũ, thân xe nghiêng không đều là chuyện tương đối phổ biến. Những chiếc xe như vậy thì hệ thống treo có nhiều vấn đề. Những chiếc xe dùng chưa quá 10 năm thì chuyện này hiếm gặp hơn. Hãy cân nhắc kỹ về những chiếc xe bị nghiêng thân khi đậu trên mặt phẳng. Hãy thẳng thắn hỏi trực tiếp chủ xe về tần suất sử dụng xe của họ, khu vực hay đi, những sự cố xe đã gặp phải, các lần sửa chữa và những linh kiện đã thay thế. Nếu họ thật thà kể ra các lần sửa chữa và các thứ đã thay, thì chắc chắn là chiếc xe đã được sửa chữa ít nhất ngần ấy thứ, còn nếu người bán nói là chưa sửa gì thì cũng tránh tin hoàn toàn mà phải tự mình kiểm tra.
6. Kiểm tra thân xe:
Hãy kiểm tra kỹ nước sơn, các vùng dễ va đụng trên xe như cản trước, cản sau và hai bên hông xe. Tốt nhất là quan sát thân xe dưới ánh nắng nhẹ ngoài trời, nhìn nghiêng để phát hiện các vết móp đã được gò lại hoặc sự không đồng nhất của màu sơn. Kiểm tra thêm các khe hở lắp ghép như giữa cản trước và cản sau với thân xe, các khe hở này có thể nói lên nhiều điều về lịch sử va đụng của chiếc xe. Thông thường một chiếc xe chưa có va chạm nặng thì các khe hở này sẽ đều ở hai bên. Với những chiếc xe cũ hơn nhiều thì nên chú ý đến các điểm có khả năng bị hoen gỉ như trong hốc bánh, bậc cửa, gầm, trong khoang máy, các khe trên vòm mui, khoang bánh dự phòng… Với những chiếc xe chưa quá 5 năm thì khả năng tìm được vết gỉ sẽ thấp, trừ khi chiếc xe thường xuyên bị để ngoài mưa nắng. Quan sát kỹ đèn pha, kiểm tra mức độ đục của hộp đèn và chóa đèn. Đèn pha tốt nhất không được sập bên trong khung đèn mà nên khít vừa vặn với khuôn đèn. Kiểm tra các khi hở khi đóng cửa, gioăng cửa, thử đóng mở tất cả các cửa xe
7. Kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh, treo, lái:
Bạn có thể kiểm tra sơ bộ ba hệ thống này bằng cách quan sát, càng kỹ càng tốt để phát hiện ra các khiếm khuyết nếu có. Với hệ thống treo, cần quan sát các dấu hiệu về sự rò rỉ dầu của giảm chấn, đồng thời thử đứng lên bật cửa để nhún xe rồi lắng nghe các tiếng động nếu có. Với hệ thống phanh, hãy kiểm tra đường ống dẫn dầu phanh xem liệu có bị rò rỉ, xem xét mực dầu phanh có đúng chuẩn, đĩa phanh có mòn nhiều hoặc có rãnh? Đối với hệ thống lái, chú ý quan sát thước lái và rô-tuyn bên dưới gầm xe xem có hay không dấu hiệu cong, va đập hay rò đầu trên phớt thước lái, đồng thời kiểm tra thêm độ rơ của vô-lăng. Khi kiểm tra các hệ thống này, chú ý thêm các dấu hiệu bất thường bên dưới gầm xe. Các vết xước, va đập dưới gầm có thể là dấu hiệu của một vụ va chạm nặng trước đó.
8. Kiểm tra lốp:
Kiểm tra lốp ở đây không cần phải chú ý đến lốp mòn nhiều hay ít, vì lâu chưa thay thì mòn nhiều, mới thay thì mòn ít, nhưng cách thức mòn của lốp sẽ nói lên nhiều điều về hệ thống treo và lái. Trừ trường hợp chủ cũ canh áp suất lốp không chuẩn dẫn đến gây mòn nhiều hơn ở vùng trung tâm hoặc ở hai bên, còn thông thường thì bề mặt tiếp xúc đường của lốp sẽ mòn đều trên toàn bộ diện tích. Hiện tượng mòn thiên lệch phần bên trong hoặc bên ngoài của lốp có thể là lỗi căn chỉnh hệ thống lái, hoặc hệ thống treo tồn tại một khiếm khuyết, nhiều khả năng là hậu quả của một vụ va chạm không được khắc phục triệt để. Tốt nhất là nên né những chiếc xe có lốp mòn không đều như vậy.
9. Kiểm tra chất lượng nội thất:
Kiểm tra các vị trí mà người sử dụng thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa bên trong lẫn ngoài, vô-lăng, các giá tỳ tay, cần gạt xi-nhan, cần số, cần phanh tay, lớp cao su trên bàn đạp ga, phanh và ly hợp (với xe số sàn)… độ mòn/bóng của những vị trí này phần nào cho thấy tần suất sử dụng và tuổi thọ của chiếc xe. Ở phần nội thất cũng cần đặc biệt chú ý đến các mặt đệm ghế, nhất là ghế lái, xem có xét mức độ xẹp của mặt đệm ghế, có hay không tình trạng da/nỉ bọc ghế bị chùng nặng, sờn tróc hoặc rạn gãy… Một chiếc xe ít đi hoặc được chăm sóc kỹ thì các mặt đệm ghế vẫn còn khá căng, mới sau 5 năm sử dụng. Ngoài ra, người mua cũng cần để ý đến các chi tiết nhựa như phần trên của tappi cửa, tấm nhựa che bảng đồng hồ, vùng nhựa ngay dưới chân kính chắn gió. Đây là những khu vực hứng nắng thường xuyên, nếu xe đã cũ hoặc liên tục bị phơi nắng thì các vùng này nhiều khả năng bị bạc màu, thoái hóa. Ngược lại, một chiếc xe được chăm sóc kỹ hoặc ít sử dụng thì nhựa ở các vùng này khá tương đồng so với các vùng còn bên trong nội thất xe.
 10. Kiểm tra khoang máy:
Liên quan đến kỹ thuật, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất là nhờ một người am hiểu đi cùng, hoặc thuê một thợ máy để nhờ kiểm tra. Động cơ là thứ quan trọng nhất trên chiếc xe. Nếu mở ca-pô lên, quan sát và nhìn thấy có dấu hiệu rò rỉ nhớt quanh nắp máy hoặc dưới block máy thì tốt nhất là quên chiếc xe đó đi, vì đó là một tín hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm. Thông thường thì điều này chỉ xảy ra với những chiếc xe đã quá cũ, còn động cơ xe hiện đại không dễ gì bị rò rỉ nhớt.
  11. Kiểm tra ắc qui, két nước:
Trong khoang máy còn nhiều chỗ khác để người mua phải lưu ý, như các cọc ắc qui, tốt nhất là phải sạch sẽ, không bị ô-xi hóa nặng; két tản nhiệt bao gồm nhiều lá nhôm mềm khá dễ biến dạng trong các lần tháo lắp, va chạm, bị bắn đá… nên tốt nhất là các lá nhôm phải ít bị lệch. Nếu trước đó xe không nổ máy, nước làm mát không nóng thì nên mở nắp két nước làm mát để quan sát mực nước và tìm các ván gỉ, ván dầu (nếu có). Tốt nhất là quên ngay những chiếc xe trong nước làm mát lại có ván dầu.
 12. Kiểm tra đai truyền động:
Đai truyền động là một chi tiết rất quan trọng trên động cơ ô tô. Bộ phận này truyền lực từ trục khuỷu để dẫn động các bộ phận khác như máy phát điện, máy nén điều hòa, bơm trợ lực lái, quạt làm mát, bơm nước làm mát… Đây không phải là chi tiết “bền mãi với thời gian”, tuy nhiên tuổi thọ của chúng cũng rất dài. Ngày nay, một chiếc xe có thể chạy liên tục 120.000km thậm chí hơn, mà không cần phải thay đai, vì vậy một chiếc xe chạy dưới 50.000km thì không nên có vấn đề gì với dây đai này. Việc kiểm tra sợi đai này tốt nhất là lắng nghe nó khi động cơ hoạt động, nhưng trước khi khởi động máy, hãy thử ấn dây đai để kiểm tra độ căng, quan sát và rà dọc đai để tìm các vết xơ, rạn nếu có, kiểm tra trên các pu-li xem liệu có tình trạng bám dính cao su từ đai không.
                                           13. Bu gi và áp suất buồng đốt:
Đây là bước đòi hỏi chuyên môn, bạn có thể bỏ qua bước này nếu không có điều kiện. Trường hợp có dụng cụ và có thợ máy đi cùng, hãy xin phép chủ xe, nếu được đồng ý thì tháo thử 1 chiếc bu gi (đối với động cơ xăng, động cơ dầu không có bu-gi để tháo). Việc tháo bu-gi là khá đơn giản, trừ một vài mẫu xe quá hiện đại được che kín bởi các nắp đậy bên ngoài. Khi đã tháo thử 1 chiếc bu- gi, bạn có thể kiểm tra được nhiều thứ quan trọng. Đầu tiên, là màu bu-gi cho biết nhiều thông tin về sức khỏe động cơ. Thứ hai, nếu có thêm dụng cụ, bạn có thể tiến hành đo được áp suất buồng đốt, một thông tin rất quan trọng, nhất là đối với một chiếc xe trên 10 năm tuổi. Bu gi được tháo ra tốt nhất phải khô ráo, sạch sẽ, không biến dạng và có màu vàng dạng đồng, tất cả các kiểu màu trắng xám, đen đóng cặn, ướt hoặc bám nhiều muội than đều cho thấy các dấu hiệu không tốt về sức khỏe động cơ, lý do có thể là vì tỷ lệ hỗn hợp xăng-gió không chính xác, quá nhiệt hoặc nhớt bị đốt cháy trong buồng đốt. Nếu có một đồng đo áp suất chuyên dụng, hãy gắn nó vào buồng đốt vừa tháo bu gi, đề máy để xác định áp suất buồng đốt, tháo đồng hồ ra, đổ một ít nhớt vào buồng đốt để làm kín rồi lại đo áp suất. Chênh lệch áp suất trong hai lần đo này cho thấy độ mất hơi của động cơ. Nếu động cơ còn tốt, độ mất hơi gần như không đáng kể.
* Mẹo để kiểm tra nhanh:
a.1. Cần số: các xe có số sàn càng dễ xem. Cầm cần số lắc qua lắc lại rãnh số “mo”. Xe mới khoảng cách cực đại rất ngắn, xe càng cũ khoảng cách càng rộng ra. Vào số (vẫn tắt máy) rồi lắc thử, nếu là xe mới, đã vào số hầu như rất ít độ “rơ” khi lắc, xe càng cũ độ “rơ” càng lớn. Chiếc xe trong ảnh đầu bài đời 2002, mới chạy 50.000km, tương đương hai năm mà giá chỉ bằng nửa xe mới.
a.2. Chú ý vị trí tay cầm vào cơ cấu để mở cửa ra của người lái, trừ trường hợp đã thay tháo, nhìn độ nhẵn, trơn láng của vị trí này là “đọc” được sự “kinh qua” của xe. Chủ xe khi tân trang có thể làm nội thất xe bóng lộn, thơm phức, mới mẻ nhưng ít chú ý đến điểm này. Vị trí này rất kín, vị trí cần xem càng kín hơn, nó ở phía trong của lẫy bật mở cửa.
a.3. Mở tấm lót sàn (2 lớp) đến tận lớp tôn. Dùng vật cứng bằng gỗ gõ vào đây và lắng nghe. Nếu xe cũ, đã chinh chiến nhiều, tiếng kêu mỏng, rạn. xe mới tiếng chắc, ấm.
Khi mở, quan sát luôn lớp sơn nguyên thủy. Cũ quá hoặc mới quá đều nằm trong diện nghi vấn. Cũ quá thì rõ, còn mới quá thì coi chừng, xe mới được “mông má” lại để bán.
a.4. Mở cửa gần vị trí lái xe ra khoảng 70 độ so với thân xe. Dùng hai tay bưng nhẹ cả tấm cửa lắc theo chiều lên, xuống. Xe dưới 5 tuổi gần như bản lề không có chút độ rơ nào cả. Xe cũ không thể tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, phải quan sát vị trí 2 bản lề xem có gì khác thường không, hay đã bị thay rồi.
a.5. Nổ máy xe, đề lên vài chập rồi bỏ đấy, đi xem những vị trí khác chừng 8- 10 phút xe nổ tĩnh, quay lại nhìn vào kim đồng hồ báo nhiệt độ. Nếu mức chỉ vẫn dưới trung bình là xe còn hoàn hảo, ít chạy.
Sau thao tác này, mở nắp capo, dùng cảm giác của tay, mặt để cảm nhận nhiệt độ khu vực máy.
Với thời gian 8-10 phút chuẩn nổ máy không chạy, nếu xe tốt khu vực máy vẫn mát. Đặt tay lên nóc máy chỉ hơi ấm. Còn nếu xe quá cũ, cho dù tân trang đẹp đẽ đến đâu, chỉ nổ máy tĩnh 5 phút cũng sẽ rất nóng, khó chịu.
Chú ý khi nổ máy, nếu xe có đồng hồ tua máy, lúc đầu kim chỉ rất cao, nhịp máy hơi sạn, hơi giật nhẹ rồi êm dần, ga lên vài cái hết rung rật, hai ba phút sau mới ổn, rụt dần xuống vạch chuẩn là máy xe đã cũ.
Nếu xe tốt, khoảng dao động của kim này rất ngắn, cả về thời gian lẫn mức hiển thị kim trên đồng hồ (chỉ khoảng 1 phút là ổn định). Về thời gian, nếu chỉ sau 30-40 giây kim này đã nằm yên ở vị trí dưới 10 vạch đầu là xe còn rất tốt (khoảng 8 vạch nhỏ). Nếu cần đến cỡ 2 phút kim mới xuống dần là xe đã khấu hao.
a.6. Cuối cùng là một thao tác cần thiết: để nguyên xe nổ ở mức thấp, không mồi ga, vào số xong nhả “côn” thật từ từ, thật bài bản. Nếu xe trườn lên êm ái, không rung giật, không lựng khựng, không chết máy mà cứ nhanh dần lên, chạy trơn tru là xe còn tốt.
Vẫn thao tác trên, sau khi quan sát các bánh xe được bơm hơi, cân chỉnh tốt, chạy trên đường bằng, thẳng, bạn bỏ cả hai tay khỏi vô lăng thấy xe chạy thẳng tưng, ổn định ở tốc độ trên 30 km/giờ là yên tâm rồi.
Làm các thao tác ở phần a. 6 xong là “đọc” được chất lượng đại để của chiếc xe cũ.
Thao tác dưới đây nhằm tìm ra “con xe” lý tưởng, kể cả nó đã rất cũ: nổ máy, không ga mồi. Xe xuất phát trên đường bằng, bánh bơm chuẩn, chỉ ngồi hai người (mình và chủ xe) rồi nhấn côn, vào thẳng số 2 với xe dưới 2.0; vào thẳng số 3 với xe trên 2.4 rồi để nguyên chân ga, không thêm, nhả “côn” từ từ; khi bánh bắt đầu chuyển, dừng nguyên mức ga đó chừng 5 giây rồi nhả tiếp đến hết, vẫn không mớm ga mà thấy cái xe chạy tốt (từ 20-30 km/h); khi nhấn ga một chút, xe vọt ngay thì đó là xe còn rất tốt, lý tưởng.
Khi tiến hành thực nghiệm này, phải “nghe” coi ga-răng-ti đủ mạnh mới làm. Nếu ga nhỏ quá, cài số cao xe chết máy ngay.
Với loại xe này, có thể mua ngay, các khuyết tật khác nếu có, khắc phục sau.
         
                Kiểm tra tiền sử xe
               Mỗi chiếc xe như một “thằng cu”, được nuôi dạy trong hoàn cảnh nào, cha mẹ nào là nó để lại những “dấu ấn” như thế ấy.
           Có loại chủ trẻ, giàu xổi, học lái xe lần đầu nhưng kinh tế dư dả, chơi một “con” xe mới cáu cạnh rồi trải qua vài năm “lên bờ xuống ruộng”, cái xe “trầy vi tróc vảy” tùm lum đến nỗi phải bán. Những xe này, nếu đã bị đâm đổ, biến dạng, khi vận hành hơi khó, không thuần, có khi trở chứng rất khó chịu.
Với xe du lịch, không khó để “đọc” được những tín hiệu ấy.
Nếu là xe được “tân trang” ở cái tuổi chưa đến nỗi phải “dao kéo” là “có vấn đề”. Nhìn chiếc xe chạy dăm năm, mới toanh mà đã phải “luộc nguyên con”, thì phải “chẩn trị” thật kỹ càng.
              Trong quá trình mua bán
              Một là đem cái xe đến cơ sở rửa xe, trèo lên cầu rửa, kích cao lên rồi thuê thợ rửa sạch xe.
Sau đó, quan sát thật kỹ phần saxi (khung sườn xe) ở khoảng 1,5m từ đầu trở lại. Nếu thấy khung xe bị vặn nhẹ hoặc có những mảng sơn dặm vá ở khu vực này là xe có vấn đề.
Thường là xe bị đâm đổ, vặn vẹo khiến chủ cũ phải cân chỉnh, hàn vá lại. Chỗ hàn vá thường bộc lộ một cái lỗi là… đẹp hơn chỗ bình thường.

Vật liệu cơ khí và nước sơn dành cho phần này thường là thô, sần hơn chỗ khác nhưng khi thợ thủ công Việt Nam “làm thịt, mông má” xong thường làm nguội rất kỹ, rồi sơn cũng kỹ thành ra tạo nên khác biệt.

Sau khi quan sát phần sơn, hãy để mắt đến cái két nước và những cấu kiện tinh tế ở đầu xe. Cái két nước vốn mong manh, nếu bị đâm đổ khó mà chu toàn được. Do đó, hãy xem tính đồng bộ của nó với những bộ phận khác coi có chênh lệch với nhau nhiều không, liệu két nước có bị thay chưa? Đó là những điểm cần chú ý.

Mẹo thứ hai dùng khi phát hiện bất thường là nói nhỏ với chủ xe, rằng mình là thợ mua về bán, đề nghị có gì cứ trao đổi kỹ cho dễ làm ăn. Chủ xe có thể * người tiêu dùng chứ khó qua mặt được dân thợ thuyền. Tóm được thông tin rồi, tùy nghi xử sự.

Thứ ba, dành thời gian thẩm tra nguồn gốc. Hiện, một số sở công an có dịch vụ cung cấp thông tin cho khách hàng, nơi khó hơn thì vận dụng kỹ năng “ngoại giao” để tìm được nguồn gốc xe.

Sau khi có “lý lịch” xe rồi, hãy rà soát, tránh xa các xe đổi chủ liên tục (có cái một năm đổi chủ tới vài lần), ắt là có vấn đề.

Trong quá trình mua xe, không nên tiếc tiền thuê một thợ xe làm tư vấn giúp. Mời người này đi (kể cả phải trả chút phí cũng sẽ rất rẻ nếu so với những thất thiệt sau này). Người có chuyên môn cao sẽ dễ dàng tìm ra những khuyết lệch của xe.

Về mặt hồ sơ, nó cung cấp cho ta một số thông tin có vẻ như ngoài lãnh vực xe cộ nhưng rất đáng tham khảo. Ví như xe đã chạy nhiều ở vùng duyên hải, vùng triều cường, thường bị ngập nước mặn khi chạy trong tình trạng đường ngập nước có mặn.

Loại xe có tiền sử này thường kéo theo triệu chứng rất khó chịu là điện đóm nhập nhèm, nhiều chức năng điều khiển dễ chập, nhảy, mất kiểm soát.

Lí do là lớp nhựa bọc dây dẫn bị nhiễm mặn, thành phần lý hóa bề mặt bị thay đổi dẫn đến nứt rạn. Sau khi nứt rạn, nước muối thấm vào trong gây oxy hóa, han gì và có thể đứt.

Kể cả không phải vì nước mặn , xe đã dùng 15 năm trở lên cũng hay gặp loại rắc rối này trong khi những bộ phận khác còn rất tốt.

Lúc này, chủ xe (và cả thợ) sẽ rất phiền phức. Mớ dây tới ba chục sợi vấn vào nhau, luồn lách “bí mật” trong thân xe, nay bị vài sợi rất khó khắc phục.

Với chủng xe Toyota Camry đời 89-95, Hond Arcord hoặc Nisan Bluebird cùng thế hệ này rất hay gặp loại sự cố này. Nếu biết, thay cả cối dây, có tốn kém một chút nhưng thay xong xe lại tốt như thường. Với Camry, Honda Arcord đời 1992-1994 chẳng hạn, thực tế tốt hơn xe Matiz hay KIA đời 2008 nhiều. Biết điều chế, cải tạo và giá cả cho phép, vẫn mua tốt.

Trong việc mua xe, còn có một loại lỗi khách quan, nhiều khi cả người mua và kẻ bán không biết nhưng có thể dẫn đến những phiền phức ghê người về sau.

Đó là một số xe do các cơ quan kiểu “bao cấp” nhập về. Vì là danh nghĩa nhập cho cơ quan nhà nước nên cơ quan cảnh sát giao thông (CSGT) thường miễn chấp các thiếu sót tại hồ sơ, cứ cho đăng ký tuốt.

Trời đất chuyển xoay, nay qua thanh lý đến tay tư nhân, không đủ kiến thức về… hành chính, trả tiền, nhận xe rồi ôm cả đống giấy tờ về, đến khi đi đăng ký không được. Tại nơi mới, nguyên tắc mới, chỉ cần thiếu một sắc thuế, một bản sao tờ khai… là “rớt đài” ngay. Lúc này, cái xe chỉ để làm đồ chơi cho lũ trẻ!

Còn một dạng khác “nhạy cảm” hơn nhiều, đó là một số xe từ chủ sở hữu cũ thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Long An… có những đợt cơ quan CSGT cho phép đăng ký xe “lỡ nhập” nhưng thực chất, cả chiếc xe chỉ có mỗi cái “cà vẹt” cầm theo (dù chứng nhận sở hữu xe là giấy thật hẳn hoi), hoàn toàn không có hồ sơ lưu. Loại xe này, cứ để đó chạy thì không sao, nếu mua đi bán lại không thể được vì không có hồ sơ gốc.

      Lưu ý cho các bạn ưa dùng xe VIP… rẻ.

Hiện trên thị trường lác đác có những dòng xe VIP rất “ngon lành” mà giá rất bèo. Ví như một “con” BMW 3.0 đời 2008 giá chỉ độ 25.000 USD hoặc Camry 2.4 đời 2009 giá chỉ dưới 30.000 USD. Chất lượng xe tuyệt vời, mẫu mã đẹp.
Đó, đích thị là loại xe “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Có một nhóm “cao thủ” chuyên đi mua những bộ giấy tờ xe tai nạn, xe càng mới càng tốt, tai nạn càng nặng càng tốt, rồi sang Campuchia mua xe đồng đẳng, thậm chí mới hơn xe bị tai nạn, sau đó dùng công nghệ cao “thổi” số khung, số máy y như xe cũ, nhập về.

Cách làm này có thể qua mặt được cơ quan đăng kiểm, thậm chí CSGT trên đường, nhưng khi bên hình sự hỏi thăm đến do xảy ra sự cố, thì đâu ra đó ngay!


 B.Kiểm tra động

14. Nổ máy kiểm tra

Tra chìa khóa vào ổ, bật sang nút “on” mà chưa đề máy (start/Ignition). Ngay khi bật sang on, bảng đồng hồ sẽ sáng lên và hiển thị một loạt các đèn cảnh báo. Tùy vào trang bị của chiếc xe mà số lượng đèn cảnh báo sẽ khác nhau ở mỗi dòng xe, nhưng ngày nay các loại đèn báo gần như luôn luôn và bắt buộc có bao gồm đèn cảnh báo sự cố về động cơ (check engine) 
, đèn cảnh báo tình trạng dầu bôi trơn 

, đèn cảnh báo tình trạng nạp ắc qui 

, đèn cảnh báo hệ thống phanh

 và hệ thống ABS

, đèn cảnh báo tình trạng nước làm mát 

… Sau khi bật chìa khóa sang chế độ “on”, các đèn này chỉ sáng lên trong một thời gian ngắn rồi tắt, cho thấy các hệ thống liên quan hoạt động bình thường. Nếu có bất cứ đèn nào vẫn tiếp tục sáng hoặc chớp nháy, thì có nghĩa là hệ thống tương ứng đang có sự cố, trừ các loại đèn mang tính chất thông báo như đèn seat belt (thông báo chưa cài đai)

, thông báo chưa đóng cửa

Cài phanh tay, gạt cần số về P hoặc N và khởi động máy. Thời gian khởi động lý tưởng là nên dưới 2 giây, cùng lắm là 3 giây, kể cả trong điều kiện thời tiết lạnh và máy nguội, trừ khi bạn đang định mua một chiếc xe đã quá cũ với giá rất rẻ. Khởi động lần đầu tiên không được thì chỉ chấp nhận đến lần thứ 2, tối đa là 3. Hãy cân nhắc kỹ đối với những chiếc xe còn khá mới nhưng lại kém nhạy nổ, chỉ có thể chấp nhận điều này nếu bạn đang cố gắng khởi động một chiếc xe đã lâu không sử dụng khiến ắc qui yếu, và trong thời tiết mùa đông miền Bắc.
Khi đã khởi động xe, ở trong khoang lái, hãy thử vận hành và điều chỉnh tất cả các hệ thống, từ điều hòa, quạt gió, các khe gió điều hòa, cho đến radio/CD, thử chỉnh trụ lái, thay đổi vị trí ghế (điện hoặc bằng tay), nâng hạ tất cả các kính cửa (bằng điện hoặc quay tay) nhiều lần, điều chỉnh gương chiếu hậu (bằng điện hoặc tay), bật tắt các loại đèn, cần gạt nước, thử còi. Các hệ thống này tốt nhất là phải làm việc trơn tru và chính xác. Thử đánh hết lái vô lăng qua trái rồi qua phải nhiều lần. Vô lăng phải đảm bảo đều, nhẹ, không có tiếng động lạ trừ tiếng lốp miết trên mặt sàn khi đứng yên.
Để nguyên máy nổ, ra khỏi xe và quan sát, lắng nghe khoang máy. Chạy qua 5-7 cấp pu-li nhưng đai truyền động từ trục khuỷu nếu còn tốt và các pu-li không bị rơ thì sẽ vận hành khá mượt mà và êm. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là những tiếng động bên trong động cơ. Một thợ máy giỏi và giàu kinh nghiệm thì chỉ cần nghe tiếng máy qua một chiếc tua-vít dài chống lên các vị trí khác nhau trên động cơ, người ta có thể đoán được khá chính xác tình trạng của động cơ. Với một động cơ đã cũ, do mài mòn, khe hở giữa các chi tiết cơ khí gia tăng có thể tạo ra nhiều tiếng động từ 3 cụm chi tiết gồm xu-páp-con đội-trục cam (tiếng động phát ra từ cụm này nghe rõ nhất ở chế động không tải), cụm piston-chốt piston-xéc măng-xi lanh, cụm trục khuỷu-thanh truyền-bạc và các gối đỡ. Đây là các chi tiết chuyển động chính của một động cơ đốt trong, dấu hiệu của một sự rệu rã là những tiếng gõ khá rõ. Còn không, một động cơ tốt sẽ nổ đều đặn, nhẹ nhàng, ít rung và không có tiếng động lạ. Ngoài ra, động cơ còn có thể phát ra những tiếng ồn chói tai do kỳ nổ diễn ra không hoàn hảo, nhất là trên dòng động cơ thế hệ cũ. Sau khi nghe tiếng máy ở chế độ cầm chừng, nhờ người nhồi ga nhiều lần để ghi nhận tiếng động ở các chế độ tải khác nhau.
Đi vòng ra phía sau, nhờ người khác nhồi ga và quan sát khói xe. Màu khói cũng là một nhân tố nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của một động cơ. Nếu không phải là xe động cơ diesel đã cũ, thì tốt nhất là không nên nhìn thấy khói một cách rõ ràng. Đối với động cơ xăng, khói không màu hay màu xanh nhạt cho thấy sức khỏe động cơ còn khá ổn; khói trắng, xanh đen hoặc đen báo hiệu tỷ lệ hòa khí không chuẩn hoặc động cơ đang đốt nhớt.
16. Đi thử xe
Đừng bao giờ quyết định mua xe khi bạn chưa được đi thử nếu không muốn sau này phải hối hận. Phải đi thử mới biết được chính xác hơn chiếc xe định mua còn tốt như thế nào. Lên xe, nổ máy và khởi hành.
Với các mẫu xe dùng hộp số tự động, bạn không có nhiều cơ hội kiểm tra kỹ càng hộp số ngoài việc thử hết các vị trí P-N-D-R trên cần số, nhất là thử D ở nhiều tốc độ quay, xem xét những dấu hiệu bất thường khi máy tính điều khiển chuyển số. Tuy nhiên, với một mẫu xe sử dụng hộp số sàn thì cơ hội sẽ rõ hơn, hãy kiểm tra tất cả các vị trí số lẫn độ bám, nhạy của côn (ly hợp). Khi đạp hết côn, tất cả các vị trí số đều phải được thay đổi, gài khớp dễ dàng, nhẹ nhàng, không kẹt. Tăng tốc từ 1 cho đến số cuối cùng, rồi trả ngược về khi giảm tốc. Ngoài ra, hãy thử đề-pa ở các cấp không phải 1, hoặc thử chạy lên tốc độ 60km/h với các cấp số cao nhất, sau đó giảm tốc về khoảng dưới 20km/h mà không trả số rồi tăng tốc dần trở lại, bạn có thể ghi nhận được độ giật, trườn của côn nếu côn không tốt, không bám. Bên cạnh đó, hãy thử dừng xe trên dốc rồi khởi hành trở lại giống như trong bài sát hạch giấy phép lái xe.
Không nên đi thử xe ở một con đường bằng phẳng, lán mịn, vì bạn sẽ ít có cơ hội kiểm tra chính xác hoạt động của hệ thống treo, giảm chấn, lốp, hệ thống lái, những tiếng động do chúng gây ra cũng như khả năng cách âm của xe. Chọn các con đường có nhiều ổ gà nhỏ, mố cầu và chạy với tốc độ không quá thấp cũng không quá cao để có thể ghi nhận các dao động và những tiếng động rõ nhất. Với một chiếc xe còn khá mới và thuộc thương hiệu có tiếng, thì những tiếng động cót két dưới gầm xe hay vô-lăng run bần bật là những dấu hiệu không nên bỏ qua. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những tiếng rè do các chi tiết nội thất tạo ra khi đi qua các mặt đường không phẳng mịn.
Kiểm tra hệ thống lái bằng cách trả vô-lăng về vị trí trung tâm và quan sát kỹ khả năng chạy thẳng hướng của xe. Đánh lái chuyển hướng nhanh 90 độ để xem xét hoạt động của hệ thống lái. Một hệ thống tốt thì phải linh hoạt, ít rơ, không quá nặng, không gây tiếng động và có khả năng trả lái nhanh.
Kiểm tra khả năng ổn định thẳng hướng với vô lăng ở vị trí trung tâm khi phanh gấp. Bàn đạp phanh không chạm sát sàn khi đạp tối đa, đồng thời chân phanh không quá nhẹ cũng không quá nặng.
Sau khi đã xem xét tất cả các ngóc ngách của chiếc xe, nổ máy và đi thử, bạn có thể tự đánh giá một cách toàn diện chiếc xe, đưa ra các thắc mắc đối với chủ xe về những khiếm khuyết quan trọng và rõ ràng. Xem xét những gì có thể bỏ qua, và các thứ không thể xem nhẹ. Nếu chấp nhận chiếc xe vừa thử, thương lượng lại với chủ xe về một mức giá hợp lý nhất có thể.

Trên đây chỉ là vài nét cơ bản giúp bạn thêm lựa chọn để có được chiếc xe tốt trong khi chi tiêu còn hạn chế và phải mua xe đã qua sử dụng.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Cách chọn mua các sản phẩm da thật


          Để không bị tiền mất tật mang mình cung cấp một số cách để nhận biết như sau:
1.     Da simili
Khi chọn, nên lật phần mép nơi những đường chỉ may để xem mặt trong của chất liệu, nhìn ở phần mép hoặc mặt trong của miếng da, Simili được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa, tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được đi xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn và trơn láng hơn. Cho dù bề mặt có vân da nhưng simili vẫn là sản phẩm từ nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật. Simili thường được dùng để làm các sản phẩm giá rẻ.
Màu sắc:Sản phẩm giả da đa dạng màu sắc, hoa văn
Giá một sản phẩm giả da thường rẻ hơn rất nhiều so với da thật

          2. Da PU
Da Pu cũng là một dạng giả da. Nhưng do có tính chất  PU nên da PU mềm gần như da thật rất dẻo và khi kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giãn ra gần giống như kéo thun dày. Da pu cũng có bề ngoài bóng hơn và mỏng hơn rất nhiều so với da thật ,thường có nhiều lớp, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường rất nhiều. Chất liệu cao cấp bao gồm 1 lớp da thật (rất mỏng) + các lớp da PU vì vậy Da PU rất dễ gây nhầm lẫn bởi đây là chất liệu giả da cao cấp, có thể tạo độ mềm mại gần giống da thật Nhưng cho dù giống da thật đến thế nào thì da PU vẫn có độ bền và giá sản xuất không bằng da thật và giá thành chỉ bằng khoảng một nửa da thật.
          3. Da thật
          Da thật hay còn gọi là da thuộc, các sản phẩm bằng da thật thường được ghi chú thông tin ở tag kèm theo SP là real leather, genuine leather, cow hide (da bò), 100% leather. Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn.
          Kiểm tra vân và lỗ chân lông đây là cách đơn giản mà bạn dễ kiểm tra nhất, chắc ăn nhất tại shop.
          Vân của da thật không đều bạn dễ dàng kiểm tra, nếu đều nhau tăm tắp, đối xứng tuyệt đối thì phải xem lại vì máy móc làm ra một bộ ban đầu và cứ thế dập vào sản phẩm trăm cái như 1, còn động vật thì khác không thể giống nhau như đúc.
          Lỗ chân lông: Do sản phẩm thường làm từ da động vật nên phải có lỗ chân lông, đây là điều mà mình muốn nhắc đến nhiều nhất để kiểm tra: Do điều kiện ánh sáng tại các shop là rất sáng, tạo sự long lanh cho sản phẩm, nên bạn muốn kiểm tra thì phải đưa sản phẩm ra ngược sáng. Ví dụ mặt sản phẩm cần kiểm tra song song mặt đất, thứ tự như sau mắt người đến sản phẩm đến nguồn sáng, góc giữa mắt người đến sản phẩm tốt nhất lá 45 độ có thể điều chỉnh góc độ bằng cách lắc nhẹ sản phẩm nếu thấy có các lỗ chân lông trên sản phẩm thì bạn yên tâm đó là da thật(các lỗ chân lông thường không đều nhau nên khó làm giả)
          Ngoài ra để đảm bảo hơn thì tiếp tục thử nhưng khó thực hiện tại shop như sau:
         
-  Da thật không quá mềm và có thể chịu được các tác động lực tức thì như kéo, xoắn, uống cong, ép hoặc bạn hãy thử dùng móng tay bấm vào bề mặt, nếu da thật sẽ bị hằn rất ít, phục hồi trạng thái nhanh còn giả da sẽ hằn lâu và không phục hồi được. Hoặc bạn cũng có thể dùng móng tay cào vào bề mặt, da thật sẽ không bị ảnh hưởng còn giả da sẽ bị trầy hoặc tróc (cẩn thận không bị đền, không muốn mua cũng phải mua).
          - Dấu vết trên da: Khi chúng ta quan sát bằng mắt thì bề mặt da thật hơi thô ráp, có các đường vân của da thật rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối.
          - Màu sắc và độ đàn hồi: Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi và có thể hơi xỉn. Khi đó, bạn hãy lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm bằng da thật sẽ tươi màu và mềm mại lại ngay. Da thật để một thời gian không bị co giãn, còn da giả thì dễ bị co giãn. Các sản phẩm làm bằng da thật, nhất là ví da bò lúc mới thì cứng nhưng càng dùng càng mềm. Bóp ví da giả thì sau một thời gian sử dụng có thể bị khô hoặc rạn nứt. 
           - Khả năng hút ẩm: Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt của sản phẩm bằng da: Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Da thật sẽ luôn hấp thu độ ẩm. Còn nếu là giả da thì sẽ không hút nước.
          - Mùi: Da thật khi ngửi thường có mùi ngai ngái, còn da giả thì thường có mùi ni lông hoặc là có mùi của chất hóa học (giống như mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).
          - Đốt da: Khi hơ lửa các sản phẩm làm bằng da: Nếu là da thật sẽ không bị nhăn, sun lại, nếu đốt sẽ có mùi khét của hợp chất hữu cơ còn da giả sẽ bị vón cục lại. Da thật khi đốt sẽ đượm chứ không cháy rụi và có mùi khét ngái ngái đặc trưng của da, sừng như khi đốt móng tay, đốt tóc. Với da giả khi đốt sẽ rụi cháy rất nhanh như đốt cao su, có mùi khét khó chịu, khói đen. 


          Chúc bạn thành công. 

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Cảnh giác lừa đảo nạp tiền khuyến mãi nội bộ gấp 10 lần thẻ cào đầu số 103,136 của Viettel

     Sáng nay mình lên FB thì thấy một đoạn tin nói về tin nội bộ khuyến mãi cho nhân viên viettel nạp thẻ được nhân 10 lần, mình đọc xong thấy ngon ăn quá liền ghi  mã ra giấy và định mua thẻ nạp tiền kiếm cái khuyến mãi hời:
nhưng khi ghi ra giấy mình thấy có gì đó không ổn do thấy mã như thế này: *103*841683851642* mã thẻ cào#, mã 103 không nói, nhưng mã 841683851642 giống số điện thoại nếu thay 84(mã vùng Việt Nam) bằng số 0 thì ra ngay một số điện thoại. như vậy thì số điện thoại này là số của của mình chứ tại sao lại phải dùng số điện thoại khác. Vậy thì phải hỏi giáo sư google thôi và kết quả thật mỹ mãn. Với hình thức lừa đảo này mình nghĩ rất nhiều bạn bị móc tiền mà tức không chịu được.
    Hình thức của bọn chúng cụ thể như sau: Bằng cách giả danh nhân viên Viettel (hoặc có người nhà làm trong Viettel) biết thông tin ngầm về chương trình khuyến mãi nạp thẻ được cộng 10 lần giá trị thẻ nạp chỉ dành riêng cho nhân viên Viettel các đối tượng lừa đảo thường dùng Facebook của mình hoặc hack nick của người khác sau đó spam "tin hot" về chương trình khuyến mãi nạp thẻ. Ví dụ, nạp thẻ 100.000 đồng sẽ có 1 triệu đồng trong tài khoản, 200.000 đồng sẽ được 2 triệu đồng trong tài khoản.
     Sau đó, đối tượng lừa đảo hướng dẫn người dùng bấm cú pháp nạp thẻ vào chính tài khoản điện thoại của chúng. Ví dụ, trong 1 bài đăng hướng dẫn nạp thẻ được cộng 10 lần giá trị thẻ, đối tượng lừa đảo hướng dẫn người dùng bấm theo cú pháp *103*841-683-851-642*mã thẻ# , trong đó bọn chúng giải thích: 103 là đầu số khuyến mại của Viettel, nhưng thực ra đây là đầu số nạp tiền cho thuê bao khác đây là đầu số tạo tiện lợi cho người dùng, còn 12 chữ số 841-683-851-642 là dãy số bí mật dùng để xác nhận là nhân viên của Viettel được hưởng khuyến mại thực chất là người dùng bị sa bẫy đã nạp tiền vào số điện thoại 01683851642(đau nhất ở chỗ này). Sau khi đã nạp thẻ theo hướng dẫn nhưng khi kiểm tra không thấy tiền trong tài khoản mới tá hỏa gọi đến tổng đài của Viettel để hỏi, mới hay mình vừa bị lừa mất tiền oan.
    Trên đây là một chiêu thức của bọn lừa đảo các bạn cảnh giác nhé, Thân.




Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Coi chừng bị AVATELECOM lừa đảo đấy...............

đập vỡ điện thoại mua của avatelecom để kết thúc sự phiền phức
Sau một thời gian gắn kết với siêu phẩm của AVATELECOM là chiếc VIVI HD cộng với rất nhiều phiền phức như sau: Mới mua về khoảng một tháng thì màn hình rung và gửi bảo hành, khỏang 2 tháng sau tiếp tục gửi bảo hành vì máy không rung, khoảng 1 tháng sau lại gửi bảo hành vì không khởi động được (từ trong tết đến ra tết) thì lấy, rồi đến cách đây 15 ngày loạn cảm ứng, máy thì là máy của mình nhưng nó muốn cho mình nghe hay không là việc của máy, cảm ứng chạy lung tung khi đang đọc báo thì chạy về màn hình chính, lại bảo hành khi nhận máy về không còn nhận ra máy của mình nữa vì thay cảm ứng nên bị cạy choe choét mặt kính khi ráp lại cũng không dán tem (coi như mình đi sửa bên ngoài) hết biết. khi về điện thoại thì lần đầu nghe ngon lần sau ai nói nấy nghe, cảm ứng quẹt mỏi tai không đi .Với tất cả những phiền phức đó mình quyết định làm cho nó một cái từ xuống nền nhà và văng ra sau nhà. con mình thấy vậy cầm bỏ vào thau nước cho nó bơi.Và kết thúc sự hợp tác với ava để giải tỏa mọi phiền phức vì mỗi lần cầm máy ra thấy mình bị lừa mà vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Coi như lần đầu là lần cuối đối với ava. Mình viết bài này để các bạn cạch thằng AVAtelecom ra nhé toàn lừa đấy, chúc các ban may mắn.
một số hình ảnh






Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây Lược Vàng

   


Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ:

Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi), yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”, không nên nằm gối đầu quá cao.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.

     Trên đây là nhưng triệu chứng thường gặp còn trường hợp của mình hơi khác một tí trước đây mình có tham gia trò chơi tầu lượn tại công viên Đầm Sen khi tàu tuột từ đoạn cao nhất xuống mình ngửa cổ ra sau nhiều quá cùng với căng gân lên và sau đó cảm thấy rất rất đau vùng cổ, khi xuồng tàu thì đau có giảm về sau gần giảm bớt nhưng từ lúc đó cứ 3 tháng đau một lần dần dần thời gian ngắn lại cao điểm nhất khi chưa hết đợt này thi đã có đợt khác, khi không chụi nổi mình đã đi thày lang "vặn lại cổ" nhưng lầm đó mình hoảng tới già lần đo đom đóm bay loạn xạ không thể tả hết đau và mình quyết định đi châm cứu hiệu quả thấy rõ hết đau khoảng 6 tháng châm cứu đợt 5 ngày. đi được hai ba lần thì mình thấy thời gian giữa hai cơn đau ngày càng rút ngắn lại.  Rồi mình có đọc trên mạng thấy cây Lược Vàng có tác dụng mình về làm thử và nhận được kết quả rất tốt mình chia xẻ với các bạn như sau:
    Cây Lược Vàng chọ loại cây có thân mầu tím(cây này nếu bạn nào trồng rồi thì thấy trồng dễ hơn cỏ nhà mình nhổ bỏ vứt vào hàng rào gặp mưa xuông một cơn ngày mai thấy mọc xanh um)
Cây này mình lấy cọng mọc ra từ thân chính dài dài có chùm lá ở đầu, rửa sạch phơi cho héo héo rồi chặt nhỏ bỏ vào máy xay sinh tố xay cho hơi nát bỏ vào thẩu đổ rượu vừa xấp xấy là được đợi khoảng 15 ngày là dùng được.
     Cách dùng mình lấy bông thấm rượu ngâm bôi vào chỗ đau tốt nhất bôi hết hai bên vai cổ tùy bạn có thể bôi ngày 3 lần sáng, trưa, chiều, còn mình nhớ lúc nào bôi lúc đó cảm thấy thấm vào da là được, tối đa sau hai ngày bạn se quên bôi ngay do đã hết. 

     Trên đây là cách mình đã dùng cho hiệu quả rất cao,vừa chủ động mình đã ngâm hũ này khoảng 3-4 năm rồi dùng vẫn tốt.Mình viết ra để chia sẻ các bạn cùng cảnh ngộ và để không quên bài thuốc quí mà lại rẻ tiền. Chúc các bạn thành công.