Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở UBND CẤP XÃ


MỤC LỤC

CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND CẤP XÃ
1.1. Khái quát về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính...............................5
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm vi phạm hành chính.............................................................5
1.1.2. Xử lý vi phạm hành chính....................................................................................10
1.1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính................................................................10
1.1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính.................................................................10
1.1.2.3. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính...............................................................12
1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính...................................................................12
1.2.1.Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính................................................12
1.2.2. Hình thức xử lý vi phạm hành chính....................................................................17
1.2.3. Trình tự xử lý vi phạm hành chính.......................................................................24
1.3. Pháp luật và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp xã.................26
1.3.1.Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tại UBND cấp xã...................26
1.3.2. Phạm vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã...........27
1.3.3. Hình thức trình tự xử lý VPHC tại UBND cấp xã...............................................27
1.4. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý VPHC ở Việt Nam..................29
1.5.Vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính..................................................31
CHƯƠNG II:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ ĐĂKBLÀ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
CỦA UBND CẤP XÃ
2.1. Khái quát về UBND xã ĐắkBlà, Thành Phố Kon Tum- Tỉnh Kon Tum................32
2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính của UBNDxã ĐăkBlà....................................52
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính............60
2.4. Một số kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của UBND xã ĐăkBlà............................................................................................................................62
Kết luận..........................................................................................................................67
Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................................68





DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CAX             : Công an xã;
UBND          : Uỷ ban nhân dân;
XHCN           : Xã hội chủ nghĩa;
HĐND          : Hội đồng nhân dân;
VPHC           : Vi phạm hành chính;
TPKT            : Thành phố Kon Tum;
XLVPHC      : Xử lý vi phạm hành chính;
XPVPHC      : Xử phạt vi phạm hành chính;
PLXPVPHC : Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.




















LỜI NÓI ĐẦU

            Trên con đường hội nhập kinh tế thế giới đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cũng như những thách thức đòi hỏi chúng ta không ngừng đổi mới trên mọi lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Để tận dụng một cách hiệu quả những cơ hội đó đòi hỏi trong công tác điều hành và quản lý xã hội về các lĩnh vực cũng phải nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy lãnh đạo. Con người buộc phải có vốn kiến thức, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn thì mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
            Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước chính quyền địa phương là một công cụ thiết yếu để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc, chống lại mọi âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân, đồng thời cũng là bộ phận thiết yếu được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là cơ quan cấp cơ sở để đưa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
            Chính từ những yêu cầu của xã hội, UBND xã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của một chế độ xã hội, do vậy bên cạnh sợ nỗ lực của cá nhân còn có sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước. Để giúp cho UBND cấp xã phát huy hết thế mạnh của mình.
           Thực tập là một môn học thực tiễn bất cứ nghành học nào cũng phải có, nó đòi hỏi phải vận dụng  tư duy, những kiến thức đã học trên giảng đường vào thực tế công việc, giúp sinh viên làm quen với công việc thực tế trước khi tiếp xúc với công việc thực tế khi ra trường làm việc, qua đợt thực tập tốt nghiệp sinh viên có thể kiểm chứng lại những gì đã học ở trường và biết áp dụng những kiến thức đó vào công việc thực tế một cách có hiệu quả, tích lũy những kinh nghiệm thực tế để phục vụ và phát huy  tình linh hoạt, sáng tạo nhạy bén đối với những tình huống xảy ra. Đồng thời qua quá trình thực tập tốt nghiệp có thể đánh giá được năng lực thực sự của sinh viên trong quá trình học tập và giải quyết công việc thực tế.
            Thực tập tốt nghiệp này là cơ hội tốt cho sinh viên vận dụng các kỹ năng thực hành cơ bản vào nhiệm vụ chuyên môn của mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
            Đối với em thì thực tập tốt nghiệp đã giúp em vững vàng hơn cả trong trình độ chuyên môn, kiến thức công việc cũng như kỹ năng giao tiếp công việc, giao tiếp xã hội. Thực tập tốt nghiệp giúp em lĩnh hội được nhiều kiến thức mới cũng như tư duy mới, mở rộng và phát huy những gì mà mình đã học được ở trường qua thầy cô, bạn bè; học hỏi được nhiều kinh nghiệm qua những người đi trước, rèn luyện được đức tính cần thiết của một cán bộ xã trong tương lai.
           Qua quá trình thực tập em cũng rút ra cho mình những điểm mạnh cũng như các điểm yếu của bản thân từ đó rút ra cho mình phương hướng phấn đấu để hoàn thiện mình và hoàn thành tốt công việc của mình sau này.
           
            Lý do chọn đề tài:
            Trong thực tiễn hiện nay UBND cấp xã được trao nhiều quyền trong đó có xử lý vi phạm hành chính, việc xử lý VPHC ở UBND cấp xã được thực hiện ở rất nhiều bộ phận và xử lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
            Mục đính áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính là nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng vi phạm, giáo dục và tạo điều kiện cho người vi phạm pháp luật trở thành công dân lương thiện, có ích cho xã hội, ngăn ngừa khả năng tái phạm của họ.
            Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần tích cực vào việc giữ gìn trật tự, kỷ cương quản lý hành chính của đất nước, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính.
            Chính vì những lý do đó em chọn đề tài: Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp xã và thực tiễn xử lý hành chính tại Công an xã ĐăkBlà.
            Xin chân thành cám ơn trường Đại Học kinh tế quốc dân cùng thầy, cô giáo  trong khoa Luật  đã nhiệt tình dạy dỗ chỉ bảo, chăm lo an cần, đã dành cho chúng em những tình cảm chan hòa và đó cũng chính là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao giúp em vững bước tiến vào tương lai, em xin cám ơn và lời chúc sức khỏe đến cán bộ UBND xã ĐăkBlà, đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập.
                                                                                                              
                                                                                                  ĐăkBlà ngày 6/11/2012
                                                                                                 Sinh viên: Lã Kim Cường








CHƯƠNG I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND CẤP XÃ
           
1.1 Khái quát về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
1.1.1 Khái niệm , đặc điểm của vi phạm hành chính
Khái niệm
Việc nghiên cứu khái niệm hành vi vi phạm hành chính vừa có ý nghĩa lý luận quan trọng vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, bởi lẽ, chỉ khi định nghĩa được đúng về hành vi vi phạm hành chính mới có thể xác định được các vi phạm hành chính cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Xác định được đúng hành vi vi phạm hành chính, thì việc thực hiện xử lý hành chính mới bảo đảm chính xác, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, phát huy được hiệu quả và mục đích của việc xử lý hành chính là nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục, người vi phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong tương lai.
Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật hiện nay, vi phạm hành chính thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc quản lý của Nhà nước nhưng không phải là tội phạm và bị xử lý theo thủ tục hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành. Trước khi Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì các văn bản pháp luật chỉ đề cập đến khái niệm “vi cảnh”. Khái niệm này chính thức được sử dụng trong “Điều lệ xử phạt vi cảnh” ban hành kèm theo Nghị định số 143/CP của Hội đồng Chính phủ ngày 27/5/1977. Theo quy định của Điều lệ xử phạt vi cảnh thì tất cả những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác là phạm pháp vi cảnh. Về sau, trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành, khái niệm “vi cảnh” được hiểu rộng hơn, không chỉ là những vi phạm luật lệ sinh hoạt nơi công cộng mà được hiểu là những vi phạm nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, Điều 1 của Pháp lệnh này nêu rõ “vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy  định của pháp luật  phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này sau đó đã được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa “lẩn” vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại khoản 2 Điều 1 xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Về ngôn ngữ thể hiện, có thể thấy có đôi chút khác nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính được quy định trong các Pháp lệnh về xử phạt/xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002, tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau.
Đặc điểm của vi phạm hành chính
Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy được những đặc điểm cơ bản của VPHC:

            Một là: Về mặt khách thể
Bất kỳ hành vi trái pháp luật nào cũng đều xâm phạm tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, làm tổn hại, rối loạn, đe doạ sự phát triển bình thường các quan hệ đó. Do vậy, vi phạm hành chính - hành vi trái pháp luật cũng xâm phạm tới các quan hệ xã hội được các quy tắc quản lý hành chính nhà nước bảo vệ. Khách thể của vi phạm hành chính là quan hệ xã hội bị vi phạm hành chính xâm hại. Khách thể là yếu tố đặc biệt quan trọng ấn định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật.
Tính chất của khách thể (quan hệ xã hội) bị xâm hại là tiêu chí đầu tiên mà Nhà nước sử dụng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, có nghĩa là để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm, với các vi phạm khác. Ví dụ: Hành vi giết người - tội phạm, còn lái xe mô tô không có bằng là vi phạm hành chính. Nhưng khi một khách thể bị nhiều hành vi xâm hại, thì tiêu thức để phân biệt chúng là hậu quả trực tiếp của hành vi hoặc hành vi đó đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính hay chưa. Ví dụ, đối với hành vi kinh doanh trái phép, lừa dối khách hàng, buôn bán thuốc lá trái phép... Với khối lượng nhỏ chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nếu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng cũng những hành vi đó tuy chưa bị xử lý hành chính nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác dưới 11% mà không thuộc các trường hợp: dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người; gây thương tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần; phạm tội có tổ chức; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân thì không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính.
Khách thể cụ thể của những vi phạm hành chính rất đa dạng. Đó là: sở hữu Nhà nước; sở hữu công dân; quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân; trật tự an toàn nơi công cộng; an toàn giao thông; trật tự quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, y tế, văn hoá - xã hội v.v.
Như vậy, khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước được bảo vệ bởi các quy phạm luật hành chính, bằng các biện pháp trách nhiệm hành chính.
Hai là: Về mặt khách quan
Bất kỳ một hiện tượng nào cũng có hình thức biểu hiện của nó. Vi phạm hành chính có hình thức biểu hiện là hành vi. Không có vi phạm thì không có vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính nói riêng. C.Mác chỉ rõ: "Ngoài hành vi của mình thì con người không tồn tại đối với pháp luật".
Những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng xấu chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa phải là vi phạm pháp luật. Con người chỉ chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và việc đánh giá con người phải thông qua hành vi của họ.
Hành vi có thể biểu hiện dưới hình thức hành động, ví dụ: hành vi làm hàng giả, kinh doanh trái phép, đi xe máy vào đường cấm... hoặc dưới hình thức không hành động như: đi xe mô tô không có bằng lái; không có phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ cần có hành động hoặc không hành động nêu trên cũng có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, bất luận là hậu quả của hành vi đã xảy ra hay chưa. Khi vi phạm hành chính đã gây ra hậu quả, cần xác định mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi. Ngoài ra, khi xem xét mặt khách quan của vi phạm hành chính trong những vụ việc cụ thể cần tính đến một số yếu tố như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương tiện vi phạm.
Ba là: Về mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính. Cần phân biệt hành vi trái pháp luật với vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định yếu tố chủ quan: thái độ, động cơ, ý chí của người vi phạm đối với hành vi của họ và đối với hậu quả của hành vi.
Có hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ người có hành vi vi phạm hành chính nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện, hoặc để mặc cho hậu quả hành vi đó xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ người vi phạm hành chính không biết hoặc không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật mặc dù cần phải biết và nhận thức được, hoặc nhận thức được nhưng cho rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả của hành vi trái pháp luật đó.
Khi xem xét, đánh giá một hành vi trái pháp luật có phải là vi phạm hành chính hay không cần phải nghiên cứu khách quan, đầy đủ các dấu hiệu, yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm. Dựa vào các yếu tố cấu thành của vi phạm nhằm xác định vi phạm đó là vi phạm gì, để chọn cách thức xử phạt cho đúng.
Bốn là: Về mặt chủ thể
Chủ thể của vi phạm hành chính là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
Pháp luật hành chính quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những cá nhân có năng lực hành vi pháp luật hành chính. Người có năng lực hành vi pháp luật hành chính là người có khả năng nhận thức được tính chất nguy hại cho xã hội của hành vi, hậu quả hành vi, điều khiển được hành vi đó. Những người hành động trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng và sự kiện bất ngờ, hoặc không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hành chính, nghĩa là, không bị xử phạt vi phạm hành chính (chẳng hạn: những người mắc bệnh tâm thần và các bệnh thần kinh khác, không có khả năng, hoặc hạn chế khả năng nhận thức).
Các chủ thể phải chịu trách nhiệm hành chính gồm:
Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Người có đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý.
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, khi phạt tiền đối với họ thì người có thẩm quyền áp dụng mức phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên. Nếu người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải nộp thay.
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân nếu thực hiện vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích an ninh, quốc phòng thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền xử lý theo điều lệnh kỷ luật.
Cán bộ, công chức nhà nước nói chung, những người có chức vụ nói riêng chịu trách nhiệm hành chính đối với những vi phạm hành chính liên quan đến việc thi hành công vụ nhà nước, có nghĩa là liên quan đến việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được trao. Nếu không liên quan tới việc thực hiện công vụ thì xử lý họ như đối với công dân bình thường. ở đây, có yếu tố liên quan tới hoạt động công vụ, nên họ bị xử phạt nặng hơn. Cũng có trường hợp, tuy không có yếu tố công vụ, nhưng là cán bộ, công chức vi phạm vẫn bị xử lý nặng hơn, chẳng hạn như khi có hành vi mua, bán dâm.
Pháp luật nhà nước ta quy định tổ chức cũng là chủ thể của vi phạm hành chính. Tổ chức có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế nếu thực hiện vi phạm hành chính thì cũng bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm.
Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, pháp luật hành chính nước ta quy định khi tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức đó phải tiến hành xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Đồng thời lại không áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài, như áp dụng biện pháp trục xuất.

1.1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
1.1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính
Sự cần thiết phải nghiên cứu một khái niệm khác cũng rất cơ bản và liên quan mật thiết đến vấn đề này, đó là khái niệm xử lý vi phạm hành chính để phân biệt với khái niệm xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.Vậy, xử lý vi phạm hành chính là gì?
Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
Xử phạt VPHC là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do các cơ quan Nhà nước hay cán bộ có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc các tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
            Các biện pháp xử lý hành chính khác đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định trong các điều luật của pháp lệnh.
1.1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính
Trên thực tế bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định. Cưỡng chế hành chính được xác định là biện  pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực hiện công vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia.
Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính chính là việc áp dụng trách nhiệm hành chính (bao gồm xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp xử lý hành chính khác) đối với đối tượng vi phạm hành chính theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt hành chính hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác là những chức danh thuộc cơ quan hành chính nhà nước do pháp luật quy định cụ thể. Trong khi đó, chủ thể áp dụng các chế tài pháp lý khác đối với đối tượng vi phạm pháp luật có thể là Toà án (đối với vi phạm pháp luật hình sự, dân sự) hoặc thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức (đối với vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức).
Thứ hai, đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm cá nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước. Như vậy, đối tượng bị áp dụng xử lý hành chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện vi phạm hành chính. Trong khi đó, đối tượng bị xử lý do vi phạm pháp luật khác thường là cá nhân (đối với việc xử lý hình sự, xử lý kỷ luật thì đối tượng bị xử lý phải là những cá nhân cụ thể) hoặc cũng có thể là pháp nhân (đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự, ví dụ quy định về trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân).
Thứ ba, việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo một trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định. Hiện nay, trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh này ban hành năm 2008. Các loại xử lý vi phạm pháp luật khác cũng theo trình tự, thủ tục riêng  tương ứng đối với mỗi loại xử lý vi phạm pháp luật. Ví dụ, trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật cán bộ công chức thì áp dụng theo trình tự, thủ tục áp dụng chế tài kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính là vi phạm hành chính được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (đối với việc xử phạt vi phạm hành chính) và các quy định pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ quy định chế độ áp dụng các biện pháp này. Đối với việc xử lý các loại vi phạm pháp luật khác thì cơ sở pháp lý để áp dụng chế tài trách nhiệm pháp lý cũng khác nhau. Ví dụ, đối với việc xử lý vi phạm pháp luật hình sự thì cơ sở pháp lý là Bộ luật hình sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự thì cơ sở pháp lý chủ yếu là Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đối với việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức thì cơ sở pháp lý là Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2003), các nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.   
Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính) và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.       
Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
1.1.2.3. Vai trò của xử lý vi phạm hành chính
Thứ nhất: Xuất phát từ vấn đề có tính cương lĩnh về việc loại trừ dần những biểu hiện chống đối xã hội, vai trò của xử lý vi phạm hành chính là loại trừ những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. xử lý vi phạm hành chính là phương tiện bảo vệ những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa trước hành vi chống đối pháp luật, ngăn chặn những việc phạm pháp, gây trở ngại cho trật tự xã hội, trật tự quản lý, góp phần bảo đảm hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai: Xuất phát từ mục đích chung, xử lý vi phạm hành chính. có vai trò trực tiếp là giáo dục người vi phạm và phòng ngừa các vi phạm pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính là phương tiện giáo dục con người ý thức tôn trọng pháp luật. Nhà nước ta khi thực hiện cuộc đấu tranh với những vi phạm pháp luật, không xuất phát từ mục đích đàn áp mà nhằm khôi phục những giá trị đạo đức tốt đẹp của cá nhân, tạo ra thói quen thực hiện ý thức và tự giác những quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
Thứ ba: Vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật của xử lý vi phạm hành chính bao gồm phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, ở đây phòng ngừa riêng được hiểu là phòng ngừa sự tái phạm và thực hiện vi phạm pháp luật mới từ phía người vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính, còn phòng ngừa chung là phòng ngừa các vi phạm pháp luật từ những cá nhân khác nhằm lập lại trật tự quản lý hành chính bị xâm hại, đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
Xử lý VPHC nói chung và xử phạt VPHC nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước ta. Đây cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.

1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1.2.1. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Như chúng ta đã biết vi phạm hành chính thường xảy ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, để phản ứng mau lẹ với các vi phạm, loại trừ và phòng ngừa chúng, để bảo vệ trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định nhiều cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chủ yếu là những cơ quan đơn vị, cơ sở, gồm:
1.2.1.1. Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền rộng lớn trong xem xét và xử lý các vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực xảy ra trên địa bàn địa phương, trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
Buộc khôi phục lại tình tạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
Quyết định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng, và các biện pháp xử phạt bổ sung.
Áp dụng các biện pháp như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa quy định tại khoản 2 và 3 Điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; quyết định áp dụng biện pháp quản chế hành chính.
1.2.1.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng công an nhân dân
Chiến sĩ công an nhân dân khi thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng;
Trạm trưởng cảnh sát, đội trưởng cảnh sát có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
Trưởng công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính tương tự như Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trừ quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Trưởng công an cấp huyện có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng; buộc tiêu huỷ văn hoá phẩm độc hại.
Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, trưởng phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, trưởng phòng cảnh sát kinh tế, trưởng phòng cảnh sát hình sự, trưởng phòng cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, trưởng phòng xuất cảnh, nhập cảnh, thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, chỉ huy trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong các lĩnh vực, phạm vi thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của pháp lệnh này.
1.2.1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan
Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Chi Cục trưởng Hải quan, đội trưởng đội hải quan kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục Hải quan), đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Đội trưởng đội kiểm soát Hải quan cấp tỉnh, trưởng Hải quan cửa khẩu có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
Giám đốc Hải quan cấp tỉnh có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
1.2.1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Kiểm lâm
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng;
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng; tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng.
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng; buộc phục hồi lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và d khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Cục trưởng Cục kiểm lâm có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1.2.1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế
Nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng.
Trạm trưởng Trạm thuế, Đội trưởng Đội thuế có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Cục trưởng Chi cục thuế có quyền: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Cục trưởng Cục thuế có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
1.2.1.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường
Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng;
Đội trưởng Đội quản lý thị trường có quyền: phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng; buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Chi Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính, buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Cục trưởng Cục quản lý thị trường có quyền phạt: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thương mại quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
1.2.1.7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và d khoản 13 Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Chánh thanh tra chuyên ngành Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1.2.1.8. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ Thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không
Phạt tiền cảnh cáo; phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, và d khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1.2.1.9. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án nhân dân và Cơ quan thi hành án dân sự
Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 200.000 đồng;
Đội trưởng Đội thi hành án dân sự có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500.000 đồng. Trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, Trưởng phòng thi hành án cấp quân khu và cấp trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
1.2.2. Hình thức xử lý vi phạm hành chính
1.2.2.1. Các hình thức xử phạt hành chính
Cảnh cáo:
 Là một hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và chưa gây thiệt hại về vật chất. Quyết định xử phạt cảnh cáo bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác (ghi lỗi và cắt ô phiếu kiểm tra đối với người điều hành phương tiện cơ giới) được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cảnh cáo trong xử phạt hành chính phân biệt với cảnh cáo trong Luật Hình sự, cảnh cáo trong kỷ luật theo căn cứ áp dụng, theo thẩm quyền, phương thức áp dụng và theo hậu quả pháp lý.
Phạt tiền:
Đây là biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng phổ biến đối với những vi phạm hành chính lớn, đã gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản khi xét thấy hình thức xử phạt cảnh cáo không hiệu quả. Như vậy, phạt tiền được áp dụng đối với những hành vi có tính nghiêm trọng hơn hành vi bị xử phạt cảnh cáo. Nhiều trường hợp không gây thiệt hại về vật chất nhưng hành vi có tính chất nguy hại cho xã hội, vẫn bị xử phạt tiền.
Các văn bản pháp luật về xử phạt hành chính thường định ra mức phạt tối thiểu và tối đa với hành vi xác định. Do vậy, khi xử phạt cần tính toán một cách đầy đủ tất cả các tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính, nhân thân của người vi phạm, xem xét, đánh giá khách quan đối với vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, làm sáng tỏ nội dung của nó từ đó ấn định mức phạt hợp lý. Thực tế giữa mức phạt tối thiểu và tối đa quá lớn cũng dẫn đến tình trạng phạt tuỳ tiện hiện nay ở nhiều nơi.
Hình thức xử phạt hành chính cũng khác biệt với phạt tiền trong Luật Hình sự về căn cứ áp dụng, về thẩm quyền, phương thức áp dụng và hậu quả pháp lý. Phạt tiền trong xử phạt hành chính là hình thức phạt chính, còn phạt tiền trong Luật Hình sự có thể là hình phạt hành chính, có thể là hình phạt bổ sung.
Mức phạt tiền được quy định chung như sau:
Mức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính từ 5.000 đồng đến 500.000.000 (năm trăm triệu đồng). Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được quy định như sau:
Phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Trật tự, an toàn xã hội; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lao động; đo lường và chất lượng hàng hoá; kế toán; thống kê; tư pháp; bảo hiểm xã hội;
Phạt tiền tối đa đến 30.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ; văn hoá - thông tin; du lịch; phòng chống tệ nạn xã hội; đất đai; đê điều và chống lụt, bão; y tế; giá điện lực; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; thú y; quản lý, bảo vệ rừng, lâm sản; quốc phòng; an ninh;
Phạt tiền tối đa đến 70.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: thương mại; hải quan; bảo vệ môi trường; an toàn và kiểm soát bức xạ, an toàn giao thông đường sắt; xây dựng; bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; chứng khoán; ngân hàng; chuyển giao công nghệ;
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: khai thác khoáng sản; sở hữu trí tuệ; hàng hải; hàng không dân dụng; thuế (trừ trường hợp luật định về thuế có quy định khác);
Phạt tiền tối đa đến 500.000.000 đồng được áp dụng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhằm nghiên cứu, thăm dò, khai thác nguồn lợi hải sản, dầu khí, các tài nguyên thiên nhiên khác.
            Trục xuất:
Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ quy định thủ tục trục xuất.
1.2.2.2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức phạt bổ sung, không áp dụng độc lập mà áp dụng kèm với hình thức chính. Đó là thu hồi có thời hạn hoặc không có thời hạn các giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi các cá nhân, tổ chức sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt nghiêm khắc gắn với sự hạn chế, hay tước đoạt quyền nhất định, làm cho người vi phạm không còn khả năng tiếp tục vi phạm hành chính, nhờ đó tạo ra bảo đảm thực tế cho việc tuân thủ nghĩa vụ pháp lý. Theo nghĩa này, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là biện pháp sau cùng để đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, khi nhận thấy áp dụng các hình thức phạt khác chưa đủ để ngăn ngừa. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức trong nhiều trường hợp hậu quả kinh tế còn lớn hơn phạt tiền.
Do tính chất nghiêm khắc của biện pháp xử phạt này, pháp luật quy định cụ thể những vi phạm nào mới tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và thủ tục áp dụng chúng.
Thu hồi có thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của họ trong một thời gian nhất định nhằm để điều tra, xác minh làm rõ tính chất, mức độ vi phạm để ra quyết định xử phạt. Thu hồi không có thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng trong các trường hợp: giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền; giấy phép, chứng chỉ hành nghề có nội dung trái pháp luật; người vi phạm hành chính đã vi phạm quy tắc sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó và xét thấy không thể cho họ tiếp tục sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt hành chính này thể hiện ở chỗ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước đoạt quyền sở hữu về tài sản của người vi phạm, chuyển vào sở hữu Nhà nước. Những cá nhân bị tịch thu không có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
            Đối tượng tài sản bị tịch thu là vật, tiền, phương tiện mà cá nhân, tổ chức đã sử dụng để vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt này hạn chế quyền sở hữu về tài sản của người vi phạm, tạo ra những trở ngại thực tế cho việc thực hiện tiếp theo các vi phạm hành chính.
Không tịch thu vật, tiền, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép, mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Tịch thu tài sản không thuộc sở hữu cá nhân của người vi phạm là vi phạm các nguyên tắc trách nhiệm hành chính. Khi áp dụng biện pháp này cần phải xác định chính xác vật, tiền, phương tiện đó thuộc về ai, và đó là phương tiện vi phạm hay không.
Ngoài những hình thức xử phạt nói trên, cá nhân hoặc tổ chức còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
Buộc bồi thường thiệt hại trực tiếp do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm đồi truỵ.
1.2.2.3. Các biện pháp xử lý hành chính khác
            Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm:
            Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
            Đưa vào trường giáo dưỡng;
             Đưa vào cơ sở giáo dục;
            Đưa vào cơ sở chữa bệnh;
            Quản chế hành chính.
1.2.2.3.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quyết định đối với những người được quy định tại khoản 2 Điều này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú.
            Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là từ ba tháng đến sáu tháng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
            Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự;
            Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;
            Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên, người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư trú nhất định;
            Người trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.
Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là sáu tháng, kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này; thời hiệu nói trên cũng được áp dụng đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 25 của Pháp lệnh này.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở và gia đình quản lý, giáo dục các đối tượng này.
Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1.2.2.3.2. Đưa vào trường giáo dưỡng
Đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.
            Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ sáu tháng đến hai năm.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định như sau:
            Một năm kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
            Sáu tháng kể từ khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b hoặc kể từ khi thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Bộ Công an thành lập các trường giáo dưỡng theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị Bộ Công an thành lập trường giáo dưỡng tại địa phương mình.
Bộ Công an thống nhất quản lý các trường giáo dưỡng, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tổ chức, quản lý các trường giáo dưỡng phù hợp với lứa tuổi từ đủ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.
1.2.2.3.3. Đưa vào cơ sở giáo dục
Đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội có tính chất thường xuyên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
            Không đưa vào cơ sở giáo dục người chưa đủ 18 tuổi, nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi.   
            Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là một năm, kể từ khi thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Bộ Công an thành lập các cơ sở giáo dục theo khu vực; trong trường hợp địa phương có nhu cầu thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Công an thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương mình.
Bộ Công an thống nhất quản lý các cơ sở giáo dục, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, quản lý các cơ sở giáo dục.
1.2.2.3.4. Đưa vào cơ sở chữa bệnh
Đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa bệnh.
            Cơ sở chữa bệnh phải tổ chức khu vực dành riêng cho người dưới 18 tuổi.
            Cơ sở chữa bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người nghiện ma tuý là từ một năm đến hai năm, đối với người bán dâm là từ ba tháng đến mười tám tháng.
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bao gồm:
            Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
            Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
            Không đưa vào cơ sở chữa bệnh người bán dâm dưới 16 tuổi hoặc trên 55 tuổi.
Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh là sáu tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này.
            Nếu sau ba tháng kể từ khi thực hiện lần cuối hành vi vi phạm mà người vi phạm có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật thì không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập và quản lý cơ sở chữa bệnh theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam trong việc xây dựng chương trình học tập, lao động, chữa bệnh phù hợp với từng loại đối tượng trong các cơ sở chữa bệnh.
1.2.2.3.5. Quản chế hành chính
Quản chế hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với người có hành vi vi phạm pháp luật phương hại đến an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị quản chế hành chính phải cư trú, làm ăn, sinh sống tại một địa phương nhất định và chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền, nhân dân địa phương.
Thời hạn quản chế hành chính là từ sáu tháng đến hai năm.
Bộ Công an thống nhất chỉ đạo việc quản chế hành chính.
1.2.3. Trình tự xử lý vi phạm hành chính
Cũng như bất kỳ loại hoạt động quản lý nào, xử phạt hành chính cũng được thực hiện bằng hàng loạt hành vi nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Trình tự xử phạt được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục Luật hành chính.
            Trước đây, pháp luật về xử phạt hành chính ở nước ta có ít những quy định về thủ tục xử phạt hành chính. Điều đó làm phát sinh nhiều tiêu cực trong xử phạt những hành vi vi phạm quyền tự do công dân, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã quy định tương đối cụ thể và thống nhất thủ tục xử lý các vi phạm hành chính.
Pháp lệnh quy định hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính: Thủ tục xử phạt đơn giản và thủ tục xử phạt có lập biên bản.
Thứ nhất: Thủ tục xử phạt đơn giản
            Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng để xử lý các vi phạm hành chính có tính chất đơn giản, rõ ràng, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn về tài sản với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng. Người có thẩm quyền quyết định xử phạt tại chỗ. Người bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Để xử phạt phải ra quyết định xử phạt, ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; điều khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
Thứ hai: Thủ tục xử phạt có lập biên bản gồm các giai đoạn sau:
 Phát hiện vụ việc:
Khi phát hiện thấy hành vi có các dấu hiệu vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành lập biên bản về vụ việc vi phạm. Nội dung chủ yếu của biên bản là: người vi phạm, thời gian và địa điểm vi phạm, hành vi vi phạm, lời khai của người vi phạm, hoặc lời khai của người đại diện tổ chức vi phạm, lời khai của người chứng kiến, người bị hại (nếu có), họ tên, chức vụ người lập biên bản...
            Sau khi lập biên bản phải đọc lại cho các bên đương sự biết và yêu cầu người chứng kiến, người bị hại, người vi phạm, người đại diện cho tổ chức vi phạm ký vào biên bản. Nếu những người này không ký vào biên bản thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Chữ ký của người vi phạm, người chứng kiến, người bị hại là sự xác nhận về mặt pháp lý vụ việc có liên quan đến họ. Người lập biên bản phải ký biên bản và ghi rõ chức vụ, nơi công tác. Biên bản đó được coi là quyết định khởi tố việc vi phạm hành chính để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
 Điều tra thu thập chứng cứ:
Phần lớn các vi phạm hành chính đều là những vi phạm quả tang, người lập biên bản về vụ việc vi phạm đã thấy rõ mọi tình tiết vụ việc. Nhưng có những trường hợp không nhận thấy hết, cần tiến hành điều tra. Trong giai đoạn này thực hiện hàng loạt hành động và biện pháp nhằm thu thập thông tin, xử lý, đánh giá thông tin, xác định mức độ tin cậy và đầy đủ của thông tin để tìm ra chứng cứ, xác định những tình tiết thực tế của vụ việc làm căn cứ để xác định các yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính. Nói cách khác, cần xác định hành vi pháp luật đó là hành vi gì, xâm phạm tới quan hệ xã hội nào, do ai thực hiện, lỗi của người thực hiện, vi phạm tới quy định nào của pháp luật. Khi điều tra cần xác định rõ nhân thân của người vi phạm, đó cũng là một căn cứ để xác định tình tiết tăng nặng, hoặc giảm nhẹ.
            Mỗi quyết định xử lý vi phạm hành chính cần dựa trên những sự kiện pháp lý chính xác đã được kiểm tra. Chứng cứ pháp lý có chức năng xác định chân lý khách quan được sử dụng để phục vụ cho điều đó. Do vậy, khi điều tra cần xem xét vụ việc một cách toàn diện, đánh giá khách quan về vụ việc. ở nước ta, quá trình điều tra, chứng minh những chứng cứ đối với các vụ việc vi phạm hành chính, trong nhiều trường hợp bị cản trở do sự điều chỉnh pháp luật thủ tục hành chính về điều tra, chứng cứ chưa đầy đủ. Đây là hạn chế về mặt pháp lý cần được khắc phục.
Sự đánh giá khách quan những tình tiết của vụ việc là yếu tố quan trọng của quá trình xử phạt. Thực chất, đó là sự giải quyết sơ bộ sự việc.
Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc đảm bảo cho việc xử phạt, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp: tạm giữ người, khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính. Khi áp dụng chúng cần tuân theo thủ tục hành chính. Khi áp dụng chúng cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định thủ tục của pháp luật, không xâm phạm tới tự do, lợi ích của đương sự.
Ra quyết định xử phạt:
Đây là giai đoạn trung tâm của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt phải được ban hành chậm nhất là 10 ngày kể từ khi lập biên bản về vi phạm đó.
            Thể thức và nội dung của quyết định xử phạt được quy định tại khoản 3 Điều 56 của Pháp lệnh. Thời hạn quy định như trên nhằm xử lý nhanh chóng, kịp thời, có hiệu quả vi phạm hành chính, nhưng mặt khác đối với những vi phạm hành chính phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì có thể gia hạn, nhưng không quá 30 ngày. Quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
 Thi hành quyết định xử phạt:
Quyết định xử phạt hành chính là một loại quyết định hành chính về nguyên tắc phải được thi hành ngay. Pháp luật quy định cho đương sự thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt để nộp tiền phạt tại kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, quá thời hạn đó mà không tự giác chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định bằng các biện pháp sau: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Việc cưỡng chế thi hành quyết định và áp dụng các biện pháp hành chính khác được quy định tại Điều 66 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Cơ quan, cá nhân ra quyết định xử phạt có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt với sự cộng tác của lực lượng công an nhân dân nếu có yêu cầu. Uỷ ban nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định, thì cơ quan công an chịu trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế đó. Mọi chi phí cho việc cưỡng chế do đương sự chịu trách nhiệm.
Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Chế độ quản lý biên lai, thu tiền phạt và tiền nộp phạt do Chính phủ quy định.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm phải tiến hành theo đúng thủ tục được Pháp lệnh quy định nhằm loại trừ các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
           
            1.3. Pháp luật về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND cấp xã
1.3.1. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tại UBND cấp xã
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp xã:
            Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
           Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã.
            Trưởng Công an cấp xã
Phạt cảnh cáo;
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
1.3.2. Phạm vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của UBND cấp xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
            Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao ,quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
1.3.3. Hình thức trình tự xử lý VPHC tại UBND cấp xã
            Thủ tục đơn giản
            Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.
            Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt.
Lập biên bản về vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản.
            Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển thì người chỉ huy tàu bay, tàu biển có trách nhiệm lập biên bản để chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt khi tàu bay, tàu biển về đến sân bay, bến cảng.
Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ.
Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Quyết định xử phạt
Thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp xử phạt trục xuất; trong trường hợp không ra quyết định xử phạt thì vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này và tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
            Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
            Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
            Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
            Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
            Quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
           
            1.4. Sự hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý VPHC ở Việt Nam
Trong lĩnh vực hành chính, ngay từ những ngày đầu Nhà nước non trẻ đã thi hành các biện pháp "có tính cách hành chính" thể hiện bằng việc ban hành các văn bản quy định các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các chính sách của Nhà nước lúc bấy giờ. Các văn bản đó quy định các hành vi vi phạm và biện pháp chế tài cụ thể. Về hành vi vi phạm hành chính, pháp luật thời kỳ này quy định những hành vi rất đặc trưng của thời kỳ đó như: người trên 8 tuổi mà không biết đọc viết chữ quốc ngữ. hạn sau một năm (Sắc lệnh số 20 ngày 8-9-1945 của Chính phủ lâm thời); vi phạm về sử đụng điện thoạt (Sắc lệnh số 174 ngày 6-9-1946 của Bộ Nội vụ); thành lập. hoạt động hội trái pháp luật; không chịu nộp thuế, những hành vi đã phạm tội nhưng chưa đáng phạt tù như làm tay sai cho địch v.v. Các chế tài được quy định gồm: phạt tiền (đối với các hành vi vi phạm về không biết đọc, viết chữ quốc ngữ, vi phạm về sử dụng điện thoại); giải tán hội (đối với hội thành lập, hoạt động hội trái pháp luật); cưỡng chế nộp thuế; tịch thu tang vật. phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép; phê bình (Điều lệ số 185/TTg ngày 14-7-1952 của Thủ tướng Chính phủ về huy động vả sử dụng nhân công), cưỡng chế làm thêm ngày công (văn bản trên); cảnh cáo (đối với hành vi vi phạm quy tắc sử dụng ánh sáng trên đường giao thông và trên phương tiện vận tải).
Nhìn chung, hệ thống vi phạm hành chính và chế tài giai đoạn này mặc dù còn có các nhược điểm như còn ít, chưa thống nhất, nhiều khi không nhất quán, rời rạc, nhưng về cơ bản đã đáp ứng các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước thời đó. Pháp lệnh quy định một hệ thống các hình thức xử phạt mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu mới của quá trình dân chủ hoá, xây dựng Nhà nước XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Hình thức xử phạt bao gồm hình thức phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền và hình thức phạt bổ sung là: tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật phương tiện vi pham. Ngoài hình thức phạt, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc thào dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc bồi thường thiệt hại...
Như vậy, so với những quy định của thời kỳ trước l989, có thể thấy pháp luật về xử phạt hành chính đã có bước tiến lớn trong việc quy định về hành vi vi phạm hành chính; đối với các chế tài hành chính, đã có sự phân biệt về tính chất, mức độ và cách thức áp dụng đối với từng loại chế tài chứ không áp dụng tùy nghi như trước đây. Một số chế tài quá nghiêm khắc dưới góc độ hành chính như cưỡng chế lao động, phạt lao đông công ích, phạt giam hành chính, tập trung cải tạo đã bị huỷ bỏ.
            Bước phát triển tiếp theo của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là việc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh mới về xử lý vi phạm hành chính ngày 6-7-1995.   
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Điểm mới nổi bật của Pháp lệnh là Pháp lệnh quy định áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp lý về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng vì sự mở rộng này mà Pháp lệnh xử phạt hành chính được gọi là Pháp lệnh xử vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
Đến năm 2002, sau 7 năm thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, trước sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế- xã hội, sự gia tăng của các vi phạm hành chính với các biểu hiện đa dạng, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển nói chung, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sứa đổi một cách cơ bản Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, bổ sung nhiều quy định mới đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống các vi phạm hành chính trong tình hình mới. Có thể nói, sự ra đời của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 có ý nghĩa quan trọng cả về thực tiễn và lý luận, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý vi phạm hành chính, tăng cường tác dụng răn đe, giáo dục người vi phạm, thiết lập trật tự, kỷ cường trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm hành chính diễn ra ngày càng phức tạp trong đời sống xã hội, ngày 02 tháng 4 năm 2008, Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đối, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nhằm giải quyết những hạn chế bất cập trước mắt của công tác xử lý vi phạm hành chính.
Nhìn chung, qua mỗi lần sửa đổi bổ sung hoặc thay thế, Pháp lệnh đã được hoàn thiện thêm một bước, góp phần đắc lực vào việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, trật tự quản lý nhà nước.

1.5.Vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần, mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước, nhằm lập lại trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại, góp phần giáo dục, người vi phạm và răn đe, phòng ngừa vi phạm trong tương lai. Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước ta. được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm. Góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các vi phạm hành chính ở nước ta, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế xã hội.













CHƯƠNG II

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND XÃ ĐĂKBLÀ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA UBND CẤP XÃ
            2.1. Khái quát về UBND xã ĐăkBlà- Thành Phố Kon Tum- Tỉnh Kon Tum
            2.1.1. Những nét sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã ĐăkBlà
ĐăkBlà ngày nay là một mảnh đất có từ lâu đời được người đồng bào dân tộc BaNa sinh sống trên địa bàn đặt tên theo ý nghĩa: Đăk là nước, Blà là con sông chảy qua xã mang hàm ý mùa màng tốt tươi ấm no đầy đủ.
 Xã ĐăkBlà nằm ở phía Đông Nam của thành phố Kon Tum cách trung tâm thành phố 4 km. 
 Nhìn chung toàn xã ĐăkBlà có địa hình phức tạp, đất dốc dễ bị sói mòn, có nhiều suối đổ ra hệ thống sông ĐăkBlà.
Vị trí đại lý xã ĐăkBlà
            Phía Bắc giáp: Xã Đăk Cấm
            Phía Nam giáp: Xã Đăk Wa
            Phía Đông giáp: Xã Đăk Tờ Re
            Phía Tây giáp: Phường Trường Chinh
Tọa độ địa lý:
            Kinh độ đông: 1080 01’ 05” đến 108005’25”
            Vĩ độ Bắc: 14018’44”đến 14024’47”
            Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã ĐăkBlà năm 2011 là: 4192.07 ha.
            Dân số
            Dân số của xã có: 1108 hộ. 6034 khẩu có 13 thôn  trong đó  có 10 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số như Bana, Sê đăng, Rơ ngao… nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là  chính.
            Quá trình thành lập và phát triển xã
Uỷ ban nhân dân xã được thành lập theo quyết định số: 103 CP ngày 13-9-1992 của Hội đồng bộ trưởng về việc phân chia địa giới hành chính. Trong thời gian này UBND xã gặp không ít những khó khăn, thách thức điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bộ máy chính quyền của địa phương.
            Đến năm 2003 xã tách ra thành phường Trường Chinh và xã ĐăkBlà .Xã chuyển về trụ sở như hiện tại bây giờ đang làm việc.
            2.1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND
            Cơ cấu tổ chức của UBND do luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 1994 quy định. Theo đó UBND do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu tại kỳ hợp thứ nhất của khóa gồm có: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác.
            Chủ tịch là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, và cùng tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động trước UBND cấp trên và HĐND cùng cấp.
            Các Phó chủ tịch là người giúp việc chủ tịch, được phân công phụ trách thực hiện những công việc cụ thể. Thay mặt chủ tịch giải quyết nhưng vấn đề được phân công chịu trách nhiệm trước chủ tịch về những phần việc được giao trong quá trình hoạt động, phó chủ tịch giải quyết công việc với danh nghĩa và quyền hạn chủ tịch.
            Các thành viên của UBND được chủ tịch phân công phụ trách quản lý những nghành, lĩnh vực chuyên môn nhất định. Lĩnh vực quan trọng thì trực tiếp bố trí vào vị trí lãnh đạo của cơ quan chuyên môn, thuộc nghành lĩnh vực đó, mỗi thành viên UBND chịu trách nhiệm cá nhân về nghành lĩnh vực được phân công trước Chủ tịch UBND và cùng tập thể UBND chịu trành nhiệm về hoạt động của UBND trước các cơ quan nhà nước hữu quan.
                           Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã
 










                                                                   






(Báo cáo)

VĂN PHÒNG- THỐNG KÊ
 
                                                                                           
                                                                                                  


Cơ cấu nhân sự:
            UBND xã ĐắkBlà có 19 nhân sự trong đó:
Chủ tịch: 1
Phó chủ tịch: 2
Cán bộ Văn phòng- thống kê: 2
Tư pháp – hộ tịch: 2
            Tài chính - kế toán: 2
            Địa chính - xây dựng: 1
            Công an xã: 3
            Xã đội: 2
            Văn hóa - xã hội: 2
            Giao thông, thủy lợi: 2
2.1.3. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã
Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.
Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
2.1.4. Phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã
Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
2.1.4.1. Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
2.1.4.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
2.1.4.3. Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
2.1.4.4. Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
2.1.4.5. Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;
2.1.4.6. Đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã.
2.1.4.7. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:
Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền tại phiên họp Ủy ban nhân dân;
Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã nhất trí thì Văn phòng Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.
2.1.5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên xã
Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn hoàn thành các nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở.
Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà nước cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Nguyên tắc điều hành công việc của chủ tịch - phó chủ tịch UBND xã:
Tôn trọng và phát huy trách nhiệm, quyền hạn của các ban, ngành chuyên môn, mà người đứng đầu chịu trách nhiệm và trưởng các ban, ngành. Vì vậy, việc điều hành công việc chuyên môn trưởng ngành ban chịu trách nhiệm trước UBND xã toàn bộ hoạt động của ngành mình theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch - phó chủ tịch xã làm việc và giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện, song vẫn thực hiện tốt công việc thường xuyên của ban, ngành được phân công, chịu trách nhiệm trước nhà nước về nội dung phân công, công việc được giao.
Thông qua chương trình, kế hoạch cụ thể giao cho các ngành chuyên môn tham mưu, chuẩn bị nội dung và phương án thực hiện nhằm hoàn thành tốt những công việc được giao.
 Khi cần nghỉ hoặc đi vắng các nhân viên có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, hoặc cán bộ chuyên môn phụ trách (theo khối phân công)
Chủ tịch - phó chủ tịch - thành viên UBND - cán bộ chuyên môn - các phòng làm việc tại trụ sở UBND xã đến làm việc đúng giờ quy định.
      Chủ tịch - phó chủ tịch và một số thành viên hàng tuần dành một buổi hội ý. Trong nội dung hội ý: Phó chủ tịch và ngành ban báo cáo kiểm điểm công tác tuần của khối mình, những nội dung chỉ đạo trong thời gian tới, trình tập thể xem xét để chủ tịch quyết định giao công tác.
Chủ tịch, phó chủ tịch căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), an ninh quốc phòng trong năm. Có trách nhiệm tổ chức lập các đề án, chương trình cụ thể, soạn thảo văn bản trình thường vụ cấp ủy - HĐND - UBND, việc lập đề án trên thông qua việc điều hành hệ thống các ban, ngành chuyên môn của xã.
Khi chủ tịch đi vắng, những công việc cụ thể của chủ tịch được ủy nhiệm cho Phó chủ tịch, phó chủ tịch có trách nhiệm làm tốt các nội dung được giao trong thời gian chủ tịch ủy quyền.
Khi phó chủ tịch đi vắng, công việc của khối đó chủ tịch sẽ điều hành trực tiếp hoặc giao cho phó chủ tịch khối khác điều hành khi cần thiết.
Chủ tịch - phó chủ tịch - các ủy viên ủy ban phải sắp xếp thời gian để tiếp dân và kiểm tra giải quyết công việc tại công sở và các thôn theo lịch trực.

Trách nhiệm giải quyết công việc của các ngành ban và nhân viên chuyên môn:
 Các ngành ban thuộc UBND giúp UBND về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước UBND xã và huyện về nội dung chuyên môn thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.
 Các ủy viên UBND làm công tác chuyên môn của xã khi tiếp nhận các đề nghị của các thôn hoặc ban, ngành và công dân phải coi đó là công việc của UBND được chủ tịch hoặc phó chủ tịch giao.
Nhận hồ sơ, đơn phải có phiếu hẹn thời gian trả lời. Phải báo cáo sớm và trình bày ý kiến để chủ tịch hoặc Phó chủ tịch cho hướng chỉ đạo: Công việc phức tạp không được tự ý giải quyết, chỉ được giải quyết công việc tại công sở, không đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công việc hoặc thiếu sự trao đổi phối hợp trước khi quyết định.

2.1.6. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong UBND
2.1.6.1.Chủ tịch UBND
Phụ trách chung toàn bộ hoạt động và tất cả các lĩnh vực của UBND xã theo thẩm quyền. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương. Củng cố và xây dựng chính quyền, thực hiện các công tác cán bộ, công tác tài chính ngân sách, quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, công tác hộ tịch, cải cách hành chính, tiếp dân và giải quyết đơn thư của công dân, chỉ đạo thục hiện chương trình cải cách hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Làm Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Chủ tịch hội khuyến học; Chủ tịch hội đồng nghĩa vụ quân xã, trưởng ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội, tổ trưởng tổ 1 cửa và trưởng ban chỉ đạo những lĩnh vực phụ trách. Phụ trách công tác tuyên giáo ở địa phương.
Tổ chức chỉ đạo đôn đốc các hoạt động của UBND, hoạt động của cán bộ chuyên môn thuộc UBND, quản lý các hoạt động thuộc UBND, quản lý điều hành các hoặt động ở thôn theo quy định của Pháp luật. Đình chỉ hoặc bãi bỏ các quy định, quyết định trái pháp luật ở thôn.
Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại của UBND xã, triệu tập và chủ tọa các phiên họp thuộc UBND. Báo cáo  công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên. Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa UBND với Đảng ủy, HĐND, các đoàn thể nhân dân ở xã. Duy trì lịch tiếp công dân vào ngày 10 và 20 hàng tháng (kể cả các ngày lễ và ngày nghỉ).
2.1.6.2. Phó chủ tịch thứ nhất
Chịu sự phân công điều động trực tiếp của Chủ tịch UBND và chịu mọi trách nhiệm trong công việc được giao trước chủ tịch và tập thể UBND.
            Phụ trách lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công tác thú y, công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác tín dụng tại địa phương, phụ trách hội đồng tư vấn thuế, phụ trách công tác dân tộc tại địa phương.
            Tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mà có thể Chủ tịch UBND phân công thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực khác.
2.1.6.3. Phó chủ tịch thứ hai
Chịu sự phân công điều đọng trực tiếp của Chủ tịch UBND và chịu mọi trách nhiệm trong công việc được giao trước chủ tịch và tập thể UBND.
Là tổ trưởng tổ giải phóng mặt bằng, phụ trách lĩnh vực giao thông thủy lợi; công tác phòng chống lũ lụt, công tác chính sách xã hội, công tác y tế giáo dục, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, công tác xây dựng đời sông văn hóa ở khu dân cư. phụ trách công tác tôn giáo ở địa phương; công tác xóa đói giảm nghèo, trung tâm học tập cộng đồng.
            Tùy vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mà có thể Chủ tịch UBND phân công thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực khác.
2.1.6.4. Cán bộ Văn phòng- thống kê
Chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin ở địa phương cho báo chí, đài truyền hình, truyền thanh.thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả hồ sơ tại cơ chế 1 của. Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực thống kê ở địa phương. Giúp UBND và chủ tịch UBND trong công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
            Giúp UBND trong việc xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của UBND. Thừa lệnh chủ tịch UBND phân công cán bộ UBND thực hiện nhiệm vụ theo đúng nội dung chỉ đạo của chủ tịch. Tổ chức đăng ký lịch làm việc của cán bộ UBND và theo dõi lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng ở địa phương; Tham mưu giúp UBND và chủ tịch UBND trong việc chỉ đạo triên khai thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.
            Giúp UBND dự thảo văn bản trình các cấp có thẩm quyền và làm báo cáo gửi cấp trên.
            Quản lý sổ sách, giấy tờ và lập hồ sơ lưu trữ, thông kê biến động cán bộ, công chức xã.
            Giúp UBND trong công tác mua sắm và quản lý tài sản công của cơ quan. Quản lý và điều hành các hoạt động của văn thư, bảo vệ, bưu tá cơ quan.
            Giúp HĐND xã tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp khách và nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chuyển cho HĐND và UBND hoặc các cấp có thẩm quyền để giải quyết.
            Đảm bảo các điều kiện vật chất phục vụ kỳ họp HĐND và các điều kiện vật chất cho công việc của UBND.
            Giúp HĐND và UBND trong công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND ở địa phương theo đúng quy định của pháp luật và công tác được giao.
            Giúp Chủ tịch UBND trong công tác tiếp công dân tại trụ sở UBND xã.
2.1.6.5. Tư pháp – hộ tịch
2.1.6.5.1. Cán bộ tư pháp - hộ tịch thứ nhất
Giúp UBND trong công tác hòa giải, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Theo dõi việc chấp hành pháp luật của nhân dân, Việc thực hiện hương ước , Quy ước ở các thôn.Giúp UBND trong công tác thi hành án ở địa phương.
            Thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật, quản lý tư pháp, thông kê tư pháp ở xã.
             Phụ trách lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại 6 thôn Kon tu1, Kon Tu 2, Tập đoàn 1, Kon Xút, Kon H Ring, Đắkhà.
            Giúp UBND trong việc phối hợp với các  các cơ quan tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã.
            Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu, chế độ báo cáo theo quy định.
            Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.1.6.5.2. Cán bộ tư pháp - hộ tịch thứ hai
            Giúp UBND trong công tác thẩm định các văn bản chuẩn bị ban hành theo đúng quy định của pháp luật.
Phụ trách lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại 07 thôn Kon Pắt, Kon Lang, Kon replang, Kon jơdreh, Kon gur, Kon Drei, Đăk Hưng.
            Giúp UBND thực hiện công tác chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
            Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu, chế độ báo cáo theo đúng quy định.
            Thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo đúng quy định.
            Phụ trách thêm công tác giảm nghèo tại xã. Giúp UBND trong công tác giảm nghèo ở địa phương. Thống kê danh sách hộ nghèo hàng năm, phối  hợp cùng cơ quan cấp cấp trên cấp các mặt hàng hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo. Chủ động tham mưu, đề xuất, xây dựng phương án giảm nghèo ở địa phương.
            2.1.6.6. Tài chính - kế toán
            Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giúp UBND trong việc dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm, kiểm tra các hoạt động tài chính khác của xã.
            Thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công của xã theo đúng quy định.
Tham mưu cho UBND trong việc khai thác các nguồn thu, đôn đốc thu ngân sách ở cơ sở, thực hiện các hoạt động tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.
Thực hiện việc chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện đúng quy định việc quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nước đề xuất, nhập quỹ. Báo cáo công tác tài chính theo đúng quy định.
            2.1.6.7. Địa chính - xây dựng
            Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất đai trên địa bàn xã.
            Giúp UBND trong việc hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất đai trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt.
            Thẩm tra, lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
            Thu thập số liệu, tài liệu về số lượng, chất lượng đất đai; tham gia xây dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
             Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu quy định.
             Bảo đảm hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại trụ sở UBND xã, các mốc lộ giới …
            Tham mưu cho UBND xã quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
             Tuyên truyền giải thích, hòa giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đất đai, trình cấp có thẩm quyền giải quyết; thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị UBND cấp xã xử lý.
            Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng.
            2.1.6.8. Trưởng công an xã
            Tổ chức, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng công an xã, nắm tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với cấp trên về các chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
            Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới an ninh trật tự cho nhân dân. Hướng dẫn tổ chức quần chúng làm công tác an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.
            Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của công an cấp trên.
            Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu; kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.
             Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
            Chỉ đạo việc bảo vệ hiện trường, bắt người phạm tôi quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên công an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.
            Tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở địa bàn theo hướng dẫn của công an cấp trên.
             Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy đảng, UBND xã, công an cấp trên giao.
            2.1.6.9. Chỉ huy trưởng quân sự
             Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.
            Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp luật. Huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lực lượng dân quân; xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quan sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.
             Phối hợp với cơ quan Quân sự huấn luyện quân dự bị theo quy định.
            Tổ chức thực hiện đăng ký,quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân dân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên gọi thanh niên nhập ngũ.
            Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu nạn.
            Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng, quân sự và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự.
            Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
             Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.
            Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã.
            2.1.6.10. Văn hóa - xã hội
            2.1.6.10.1. Cán bộ văn hóa - xã hội thứ nhất
            Giúp UBND xã trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ quần chúng. Duy trì các thiết chế văn hóa, trang trí các buổi hội họp của hệ thống chính trị ở xã, các buổi  mít tinh, tọa đàm…
            Thống kê, đề xuất các cấp có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa, thôn văn hóa tiêu biểu hàng năm.
            Giúp UBND trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
            Giúp UBND bảo vệ các điểm vui chơi, giải trí công cộng. Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, âm mưu thủ đoạn của kẻ địch, văn hóa đồi trụy và các tệ nạn xã hội khác.
            Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao.
            Xây dựng kế hoạch về công tác văn hóa thông tin về thể dục thể thao trình UBND xã phê duyệt và thực hiện kế hoạch đó.
            2.1.6.10.2. Cán bộ văn hóa - xã hội thứ hai
            Thống kê dân số, lao động và tình hình các đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
            Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền.
            Theo dõi việc chi trả trợ cấp xã hội; phối hợp cùng các đoàn thể trong viêc chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng XH ở cộng đồng dân cư.
            2.1.6.11. Giao thông, thủy lợi
             Giúp trong việc xây dựng kế hoạch huy động nhân dân ra quân hàng năm tu sửa các công trình giao thông trên địa bàn và thực hiện kế hoạch đó.
            Kiểm tra các tuyến đường liên nội thôn, cầu, cống, kênh mương và có kế hoạch tu sửa khi có hư hỏng xảy ra. Giúp UBND xã trong công tác phòng, chống bảo lũ.
            Thống kế, kiểm tra các hộ dùng nước, kiểm tra và đề xuất xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn các tuyến kênh, mương…
            2.1.6.12. Chế độ hội họp và nộp báo cáo:
            Báo cáo tháng nộp vào ngày 26 hàng tháng, báo cáo quý nộp vào ngày 26 của tháng cuối quý.
            Ngày 20 hàng tháng họp giao ban cử các thôn. Chiều ngày 20 hàng tháng họp khối UBND rút kinh nghiệm và triển khai công tác tháng tới và những công việc phát sinh khác.
            Trong quá trình thực hiện, tùy theo tình hình nhiệm vụ cụ thể của địa phương, UBND xã sẽ xem xét, điều chỉnh phân công công tác của các thành viên UBND cho phù hợp.
2.1.7. Chức năng, hoạt động chủ yếu của đơn vị
Căn cứ vào Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước từng năm của UBND thành phố Kon Tum, Căn cứ vào nghị quyết Hội đồng nhân dân xã mà bộ phận Văn phòng- thông kê xây dựng kế hoạch hoạt động cho UBND xã, sau đó các bộ phận chuyên môn dựa trên kế hoạch tổng thể của UBND xã, xây dựng kế hoạch riêng cho từng bộ phận để hoạt động nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch của UBND xã. Sau khi xây dựng xong kế hoạch hoạt động, các bộ phận tiến hành triển khai công tác để thực hiện kế hoạch đã đề ra định kỳ sơ kết 6 tháng để kiểm tra lại công tác thực hiện kế hoạch nhanh hay chậm để kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo kế hoạch chung của UBND xã. Sau 1 năm thực hiện kế hoạch sẽ báo cáo tổng kết công tác đạt được trong năm những vấn đề cần rút kinh nghiệm và nhiệm vụ trong thời gian tới, sau khi nhận được báo cáo của các ban nghành bộ phận văn phòng xẽ tổng hợp lại thành một báo cáo tổng hợp công tác năm để báo cáo Hội đồng nhân dân xã và thể hiện được tất cả các mặt công tác như:
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng.
            2.1.7.1.Về kinh tế:
            Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bao nhiêu phần trăm , đạt bao nhiêu phần trăm so với nghị quyết HĐND đề ra. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt bao nhiêu triệu đồng, Thu nhập bình quân đầu người. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt bao nhiêu tấn. Đạt bao nhiêu phần trăm kế hoạch thành phố giao. Bình quân lương thực đầu người …
2.1.7.2. Về văn hóa xã hội:
Triển khai nhiệm vụ năm học ,cơ sở vật chất trường học có đảm bảo điều kiện dạy và học không.
Tổng số học sinh toàn xã hiện nay . Tỉ lệ học sinh ra lớp.
            Tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ %.
            Tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỉ lệ %.   
             Y Tế: Thời gian qua tổng số lần khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn là bao nhiêu lượt người khám, chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo.
Công tác truyền thanh, văn hóa, thể dục thể thao tại địa phương. Tình hình xây dựng các thiết chế văn hóa: Công tác văn hóa và thể dục thể thao tại địa phương.
Công tác truyền thanh hiện nay toàn bộ hệ thống truyền thanh đã hỏng, không thể sử dụng được.  UBND xã đã kiến nghị  với các cơ quan chức năng có thẩm quyền đầu tư trạm truyền thanh mới cho địa phương.
            Công tác xóa đói, giảm nghèo
            2.1.7.3.Công tác quốc phòng – an ninh – nội chính:
Công tác an ninh
            Công tác an ninh trật  tự  xảy ra bao nhiêu vụ, trong đó số vụ do thanh thiếu niên vi phạm gây ra , lập hồ sơ xử lý mấy đối tượng,
Tổng số thanh thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật, Số thanh thiếu niên áp dụng biện pháp giáo dục tại xã.
Tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn, quản lý , tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn. Tuyên truyền việc hiện nghị quyết về an toàn giao thông nông thôn thường xuyên vận động nhưng chưa xóa bỏ được.
Công tác quốc phòng:
            Tổ chức củng cố kiện toàn lực lượng dân quân. Tổ chức huấn luyện dân quân . Lập danh sách nam công dân sẵn sàng nhập ngũ, danh sách đủ điều kiện gọi khám . Tổ chức giao quân. Củng cố, kiện toàn Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
            Công tác tư pháp:
            Thực hiện  nhiệm vụ ban hành quy định về ngày tiếp dân của Chủ tịch UBND  vào ngày 10 và 20 hàng tháng (Kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật).
            Nhận và giải quyết Đơn kiến nghị của nhân
            Kết quả tuyên truyền và phổ biến pháp luật thời gian qua thực hiện theo công văn chỉ đạo của UBND thành phố về Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng quý, đồng thời giao trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật, Các quy định của nhà nước về chính sách Pháp luật.
            Lĩnh vực địa chính – Xây dựng:
Tổng số hồ sở tiếp nhận:
Trong đó giải quyết: bao nhiêu hồ sơ. Trong đó: Hợp thức hóa bao nhiêu hồ sơ; Chuyển mục đích bao nhiêu hồ sơ; Chuyển nhượng bao nhiêu hồ sơ; Tặng cho quyền sử dụng đất bao nhiêu hồ sơ.  Thừa kế bao nhiêu hồ sơ…
            Lĩnh vực tư pháp – Hộ tịch: Tổng hồ sơ tiếp nhận là bao nhiêu trường hợp phân ra.
Đăng ký khai sinh:
Đăng ký kết hôn;
Đăng ký khai tử;
Thay đổi cải chính hộ tịch;
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
            Công tác chứng thứng thực;
            Trong đó chứng thực bản sao, thu phí ,Chứng thực hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, bảo lãnh quyền sử dụng đất …
            Chính sách – Lao động:
            Đón tiếp nhận,  giải quyết bao nhiêu bộ hồ sơ.
2.1.7.4 Khó khăn, tồn tại, hướng khắc phục, phương hướng nhiệm vụ năm tới.
2.1.8. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của UBND xã ĐăkBlà
            2.1.8.1.Về kinh tế
            Trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16% so với năm 2010 là 15,2%, năm 2009 là 14,6% , đạt 102% nghị quyết HĐND. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt 31 tỉ 525 triệu đồng, đạt 101,6% nghị quyết HĐND. Thu nhập bình quân đầu người 5.000.000 đồng, đạt 108,6% nghị quyết HĐND. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 1191 tấn. Đạt 100.25% kế hoạch thành phố giao. Bình quân lương thực đầu người 189kg. Tổng diện tích gieo trồng 656,5  haĐạt 96,26% kế hoạch thành phố giao.
2.1.8.1.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp.
            2.1.8.1.1.1. Trồng trọt: Vụ đông xuân tổng diện tích gieo trồng có 90,5 ha, đạt 93,29 kế hoạch, đạt 75,41% nghị quyết HĐND. Trong đó lúa nước có 68 ha, đạt 100% kế hoạch. Rau xanh 18 ha, đạt 72% kế hoạch.  Đậu các loại 1,5 ha đạt 150% kế hoạch. Cây ngô có 3 ha đạt 150% kế hoạch.
            Vụ mùa tổng diện tích gieo trồng có 569 ha, đạt 97,26% kế hoạch và đạt 91,47% Nghị quyết HĐND. Trong đó  lúa nước 127 ha, đạt 101,6% so với kế hoạch.  Lúa khô có 10 ha đạt 83,33% kế hoạch. Cây ngô có 29 ha đạt 58% kế hoạch. Cây mỳ có 380 ha, đạt 102,7% kế hoạch. Rau xanh có 20 ha, đạt 80% kế hoạch. Các loại cây trồng khác có 3 ha đạt 300% kế hoạch.
            Cây công nghiệp: Cây cao su có 570  ha đạt 150% kế hoạch, đạt 126,66% nghị quyết HĐND. Cà phê có 15 ha, đạt 100% kế hoạch.  Cây ăn quả và các loại cây khác 28 ha, đạt 147,36% kế hoạch.
2.1.8.1.1.2. Chăn nuôi và công tác thú y: Duy trì việc chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Trong thời gian qua địa ph­ương không để  xảy ra dịch bệnh. Tổng đàn heo cho đến thời điểm hiện nay ước có 2300 con, đạt 153% kế hoạch.  Đàn bò có ước có 1735 con, đạt 93,7 kế hoạch. Tổng đàn gia cầm ư­­ớc có 12700 con, đạt 106% kế hoạch năm 2011.
2.1.8.1.1.3. Quản lý và bảo vệ rừng: Thời gian qua đã tổ chức truy quét vận chuyển lâm sản trái phép 05 đợt, phá được 24 lò than trái phép. Tổ chức kiểm tra phòng chống cháy rừng 04 đợt. Tổ chức tuyên truyền Luật bảo vệ rừng với 12 đợt và 679 lượt người tham gia. Tổ chức hội nghị phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã. Đã tiến hành xử lý 01 vụ vận chuyển lâm sản trái phép tịch thu 1,1m3 gỗ chuyển về hạt kiểm lâm.
2.1.8.1.2. Tình hình khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn và công tác giao thông nông thôn: Trên địa bàn xã có 03 công trình thủy lợi phục vụ nước tưới, tiêu trên địa bàn. Các công trình cơ bản đảm bảo nước tưới phục vụ công tác trồng trọt. Về giao thông nông thôn toàn xã có 16 tuyến giao thông liên thôn với tổng chiếu dài 14,6 km. Trong đó 60% đoạn đường là cấp phối.  Thời gian qua được sự quan tâm của thành phố đã bê tông hóa và trải nhựa thâm nhập một số tuyến trên địa bàn. Tuy nhiên việc duy tu, bảo dưỡng còn gặp rất nhiều khó khăn như nhận thức của nhân dân còn thấp trong việc tham gia duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm. Tuyến đường vào thôn Kon Drei bãi cát khuyến học khai thác bừa bãi, lấn chiếm đường đi, xe chở cát gây hư hỏng nặng một số đoạn đến nay đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa sửa chữa.
2.1.8.1.3. Tình hình thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm:
            Hiện nay đang triển khai và thực hiện chương trình trồng cao su cho hộ nghèo với diện tích 15 ha với 30 hộ tham gia, chương trình của thành phố hỗ trợ. Tỉ lệ sống đạt 98%. Công tác khuyến nông trong thời gian qua đã tổ chức được 12 lớp tập huấn với 348 học viên với các chương trình như công tác thú y, hướng dẫn cạo mủ cao su, kỹ thuật chăm sóc giống cây trồng cho nhân dân trên địa bàn. Duy trì công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và hướng dẫn cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
            2.1.8.1.4. Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới: Đồ án chương trình nông thôn mới UBND xã lựa chọn nhà thầu tư vấn là công ty Sê Kông. Đã xây dựng xong cơ bản nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết và đã triển khai thuyết trình đề án quy hoạch tại xã. Trong quá trình thuyết minh các ý kiến đóng góp đề nghị công ty xem xét quy hoạch cho phù hợp đó là đất nghĩa địa, bãi rác, sân bóng đá và đã được công ty Sê Kông ghi nhận và điều chỉnh thiết kế. Trên cơ sở tình hình thục tế, địa phương đã đề xuất nhu cầu đạo tạo, cần tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, giám sát. Nắm rõ cơ bản nội dung chương trình nông thôn mới và 19 tiêu chí của chương trình nông thôn mới. Đề xuất hỗ trợ kinh phí kịp thời để thuận tiện trong mọi hoạt động. Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong quân chúng nhân dân về việc triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới. Tham mưu, đề xuất HĐND xã ban hành nghị quyết về triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã.
            2.1.8.1.5. Tình hình xóa nhà tạm gắn với hỗ trợ  xây dựng  nhà ở  cho hộ nghèo.
Trong năm đó xóa được 14 nhà thuộc chương trình 167 của Thủ Tướng chính phủ. Hiện còn một nhà đang xây dựng  sẽ thưc hiện đến cuối năm 2011 hoàn thành. Khảo sát 37 nhà tạm và hiện đang xây dựng 11 căn nhà cho hộ nghèo từ chương trình của uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Kon Tum.
Trong công tác này qua kiểm tra tình trạng một số hộ dân còn trông chờ, ỷ lại vẫn còn xảy ra. Một số nhà thi công chưa đạt chất lượng như mong muốn.
            2.1.8.1.6. Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hiện tại trên địa bàn xã có 22 lò gạch ước cuối năm sản xuất được 10.350.000 viên, đạt 103,5% kế hoạch, đạt 86,25%  Nghị quyết HĐND. Khai thác cát sỏi xây dựng ước đạt 11000m3 và đạt 220% so với kế hoạch, đạt 100% nghị quyết HĐND. Gia công nhôm, sắt ước đạt 2400m2, đạt 80% kế hoạch. Sản xuất tinh bột sắn ước đạt 86 tấn và đạt 86% kế hoạch, đạt 86% nghị quyết HĐND. Nhìn chung tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đã có bước chuyển biến tích cực, song quy mô phát triển còn nhỏ lẻ.
2.1.8.1.7. Tình hình hoạt động và phát triển kinh tế  hợp tác xã: Hiện nay trên địa bàn chưa xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã. Trong chương trình nông thôn mới tới đây sẽ xây dựng mô hình chương trình này.
            2.1.8.1.8. Công tác thu, chi ngân sách.
            2.1.8.1.8.1. Thu ngân sách nhà nước ước tổng thu 1.134.081.000 đồng, đạt 263,7% so với kế hoạch.
            2.1.8.1.8.2. Thu ngân sách xã  tổng thu ước đạt 2.436.818.000 đồng, đạt 110% kế hoạch và đạt 108% nghị quyết HĐND.
            2.1.8.1.8.3. Về chi ngân sách tổng chi ngân sách ước đạt 2.436.818.000 đồng, đạt 137% kế hoạch và đạt 133% nghị quyết HĐND.
            2.1.8.1.9. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn: Hiện nay công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã tương đối ổn định. Việc tham mưu và giải quyết các thủ tục hành chính như kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về quyền sử dụng đất của nhân dân nhanh gọn đúng thời gian quy định.
             Công tác quản lý quỹ đất phần trăm, quản lý quỹ đất quy hoạch trên địa bàn xã hiện nay còn một số vị trí đất phần trăm tại các thôn là Đăk Hưng, Kon Gur, Kon Tu II, Kon Tu I và cánh đồng Đăk Kơ Wel. Số quỹ đất này UBND xã đã rà soát, thống kê, báo cáo Trung tâm phát triển quỹ đất và UBND thành phố. Những vị trí đất quy hoạch đất ở trong khu dân cư hiện đó đóng cọc phân chia ranh giới và xin chủ trương cấp trên đưa vào giao cho nhân dân. Hiện nay quỹ đất này đang cho một số hộ dân tại thôn thuê để trồng một số cây trồng ngắn ngày theo từng năm một. Vị trí đất nông nghiệp tại cánh đồng Đăk kơ Wel là đất trồng lúa, hiện nay UBND xã đang cho dân đấu thầu quản lý và sử dụng theo từng năm.
            2.1.8.2. Về văn hóa - xã hội :
2.1.8.2.1. Triển khai nhiệm vụ năm học 2011 - 2012: Về cơ sở vật chất trường, lớp nhìn chung tại 04 trường trên địa bàn cơ bản đảm đảm điều kiện dạy và học. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một số phòng học tại trường tiểu học Bế Văn Đàn.
            Tổng số học sinh toàn xã hiện nay có 1550 em. Tỉ lệ học sinh ra lớp mầm non 5 tuổi  có 194/194 đạt tỉ lệ 100%. Tỉ lệ trẻ 4 tuổi ra lớp 99/199 đạt 49,8%. Đối với học sinh tiểu học tỉ lệ ra lớp đạt 100%. Đối với trung học cơ sở ra lớp đạt 92,8%.
            Tỉ lệ học sinh bỏ học chỉ có ở cấp 2  tồn hàng năm với 127 em, chiếm tỉ lệ 11%. Riêng năm học 2011 – 2012 là có 47/616 chiếm tỉ lệ 7,8%.
            Tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở  có 99/100 chiếm tỉ lệ 99%. Trong đó phổ thông có 81/82 đạt tỉ lệ 98,8%. Bổ túc 18/18 đạt tỉ lệ 100%.
            2.1.8.2.2. Y Tế.
 Thời gian qua tổng số lần khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn là 3966 lượt người khám, trong đó tại trạm 3905 lượt, chuyển viện  61 lượt.  Chương trình tiêm chủng mở rộng tổng số cháu trong diện tiêm là 180 cháu Trong đó số cháu đã  tiêm đủ liều là 121 cháu. Chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình toàn xã tổng số phụ nữ sinh tại trạm là 142 người, trong đó sinh lần 3 có 58 người. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng tổng số cháu độ tuổi từ 0 đến 5 là 945 cháu. Tỉ lệ suy dinh dưỡng là 24,5%, so với năm 2010 giảm 1%. Ngoài ra các chương trình phòng, chống các bệnh xã hội, chương trình phòng chống HIV, AIDS… đều được quan tâm và duy trì tốt. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại xã là 2,9%.
            Thuốc vật tư y tế cấp trên đã cung ứng thuốc đầy đủ để phục vụ nhân dân trên địa bàn xã. Sử dụng thuốc hợp lý an toàn, không để xảy ra mất mát hư hỏng, trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ nhân dân tại trạm. Tổ chức giám sát dịch bệnh tại 13/13 thôn.  Triển khai khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và triển khai các chiến dịch trên địa bàn.
            2.1.8.2.3. Về chính sách an sinh xã hội: Nhân dịp tết nguyên đán, ngày thương binh liệt sỹ, tết trung thu năm 2011…UBND xã đã  nhận quà và cấp cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo trên địa bàn với 590 xuất quà tổng trị giá:  151.000.000đ.
            2.1.8.2.4. Công tác xóa đói, giảm nghèo: Tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã có 486 hộ với 2.270 khẩu. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 38,9% so với tổng số hộ toàn xã.  Trong đó hộ dân tộc thiểu số có 442 hộ. Thời gian qua được sự quan tâm của các cấp đã hỗ trợ nhiều chương trình giúp hộ nghèo trên địa bàn thoát nghèo như chương trình hỗ trợ gạo, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ phân bón. Hỗ trợ tiền điện thắp sáng, hỗ trợ cho học sinh hộ nghèo theo học tại các trường trên địa bàn.
2.1.8.3. Công tác quốc phòng- An ninh – Nội chính:
2.1.8.3.1. Công tác an ninh trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh trật  tự  xảy ra   25 vụ so với năm 2010 là 15 vụ, năm 2009 là 11 vụ, trong đó 16 vụ do thanh thiếu niên vi phạm pháp luật gây ra với  29 đối tượng.  Hầu hết số thanh thiếu niên vi phạm đều là người dân tộc thiểu số  tại các thôn. Công an xã đó lập hồ sơ xử lý 27 đối tượng, ra quyết định giáo dục tại xã  01 đối tượng, chuyển công an  cấp trên xử lý 5 vụ. Giao cho thôn tổ chức hòa giải 1 vụ. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính  27 đối tượng,  với số tiền nộp phạt là  16.835000đ ( Mười sáu triệu , tám trăm ba mươi năm ngàn đồng ) nộp về kho bạc nhà nước tỉnh Kon Tum.
Tổng số thanh thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật là 38. Số thanh thiếu niên áp dụng biện pháp giáo dục tại xã  04 đối tượng .
Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các thôn làng thời gian qua hàng tháng công an xã  có kế hoạch tham mưu cho UBND xã tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện vi phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác nắm tình hình và tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn. Tuyên truyền việc hiện nghị quyết 32 về an toàn giao thông nông thôn. Tuy nhiên  tình hình an ninh trật tự tại các thôn đồng bào dân tộc thiểu số  chưa được ổn định do một số thanh thiếu niên hư hỏng tụ tập, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng. Tình trạng trộm cắp vặt thường xuyên xảy ra. Tà đạo Hà mòn tại thôn Kon Drei vẫn lén lút hoạt động mặc dù các cơ quan cấp trên, đơn vị kết nghĩa, Đảng ủy, chính quyền địa phương thường xuyên vận động nhưng chưa xóa bỏ được.
2.1.8.3.2. Công tác quốc phòng:
            Tổ chức củng cố kiện toàn lực lượng dân quân, tổng số lực lượng dân quân xã có 57 người. Tổ chức huấn luyện dân quân kết quả đạt loại khá. Lập danh sách 248 nam công dân sẵn sàng nhập ngũ, danh sách đủ điều kiện gọi khám 40 người. Tổ chức giao quân 15 công dân đạt 107% chỉ tiêu giao. Củng cố, kiện toàn Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Phối hợp cùng thành đội tiến hành xử phạt hành chính 02 đối tượng trốn nghĩa vụ quân sự.
            2.1.8.3.3. Công tác tư pháp:
            Thực hiện  nhiệm vụ tiếp dân UBND xã đã ban hành quy định về ngày tiếp dân của Chủ tịch UBND xã vào ngày 10 và 20 hàng tháng (Kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật). Trong đó đó tiếp được 32 lượt người.
            Đơn kiến nghị đã nhận 06 đơn liên quan đến đất đai và 30 kiến nghị trực tiếp liên quan đến tranh chấp đất giữa người dân và Sư đoàn 10. Trong đó đó hòa giải thành 6 đơn còn các kiến nghị trực tiếp của người dân phải chờ các cơ quan chức năng giải quyết. UBND xã đã phối hợp với Sư đoàn 10 tổ chức tuyên truyền hạn chế việc lấn chiếm đất của Quốc phòng. Khó khăn trong công tác này là một số bộ phận người dân chưa nắm rõ các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Tình trạng vội vàng ảnh hưởng đến sự điều hành của chính quyền trong công tác này. Thời gian qua việc khiếu kiện liên quan đến đất đai đều được giải quyết và hòa giải tại cơ sở, có một số trường hợp phải chuyển lên cấp trên. Bên cạnh những thuận lợi còn một số trường hợp khiếu kiện kéo dài như tranh đất Sư đoàn 10 quản lý, đất liên quan đến công ty cao su Kon Tum. Trước mắt thời gian tới đây UBND xã sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng hơn cho nhân dân các thôn về Luật khiếu nại, tố cáo.
            Kết quả tuyên truyền và phổ biến pháp luật thời gian qua thực hiện theo công văn chỉ đạo của UBND thành phố về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. UBND xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng quý, đồng thời giao trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật của xã tổ chức tuyên truyền vào các ngày thứ hai chào cờ tại các thôn.
            2.1.8.3.4. Công tác xây dựng củng cố chính quyền và cải cách hành chính: Nhiệm kỳ 2011-2016 hội đồng nhân dân xã đã tiến hành bầu chủ tịch, phó chủ tịch  UBND và các thành viên UBND theo đúng quy định.
            Nhìn chung hoạt động của chính quyền dần đi vào nề nếp và đảm bảo quy định hiện hành. Đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu về trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hiện đang dần trẻ hóa đội ngũ cán bộ và nâng cao trình độ cho cán bộ thuộc 19 chức danh.
            Thời gian qua trên cơ sở quy định về tổ chức và hoạt động thôn tổ,UBND xã thường xuyên quan tâm đến công tác này. Hoạt động của các thôn đã đi vào nề nếp góp phần xây dựng xã nhà phát triển. Đang tiếp tục tiến hành trẻ hóa đội ngũ cán bộ là thôn trưởng các thôn.
            Công tác cải cách hành chính cũng đã được sự đầu tư, và quan tâm nhằm phục vụ tốt nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân khi đến liên hệ giải quyết công việc. Duy trì lịch tiếp dân tại trụ sở làm việc.
            Tiến hành họp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức xã, đánh giá chất lượng hoạt động của chính quyền, của bộ phận “ Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả’  theo đúng trình tự quy định.
            Tình hình tổ chức và hoạt động của “ Bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả’ theo cơ chế “ một cửa” thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp, phục vụ nhân dân và các tổ chức đến liên hệ giải quyết công việc. Đã niêm yết các thủ tục hành chính, hòm thư góp ý, các loại bảng biểu theo quy định, kết quả đạt được như sau:
            2.1.8.3.4.1. Lĩnh vực địa chính – Xây dựng:
            Tổng số hồ sở tiếp nhận: 158 hồ sơ
            Đã giải quyết: 158 hồ sơ. Trong đó: Hợp thức hóa 12 hồ sơ. Chuyển mục đích: 0 hồ sơ.  Chuyển nhượng 82 hồ sơ; Tặng cho quyền sử dụng đất 9 hồ sơ.  Thừa kế 03 hồ sơ.  Xin phép xây dựng 16 hồ sơ.
            2.1.8.3.4.2. Lĩnh vực tư pháp – Hộ tịch:
Tổng hồ sơ tiếp nhận là 384 trường hợp trong đó:
            Đăng ký khai sinh: 242 trường hợp;
            Trong đó: Nam 104,  nữ 138; 
            Đăng ký quá hạn 69 trường hợp; 
            Đăng ký lại 9 trường hợp;
            Không đăng ký kết hôn  03 trường hợp;
            Đăng ký kết hôn 53 trường hợp;
            Đăng ký khai tử 18 trường hợp ( Nam 14, Nữ 04 );
            Thay đổi cải chính hộ tịch 35 trường hợp ( Nam 14, Nữ 21);
            Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 36  trường hợp; ( Nam 21, Nữ 15);
            2.1.8.3.4.3. Công tác chứng chứng thực:
            Đã chứng thực: 2840 trường hợp các loại. Trong đó chứng thực bản sao:  2740 trường hợp, thu phí 18.200.000đ. Chứng thực hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, bảo lãnh QSDĐ  100 trường hợp, thu phí 2.590.000đ.
            2.1.8.3.4.4 .Công tác hộ khẩu: Làm thủ tục tách hộ khẩu 29 trường hợp. Thủ tục chuyển đi 10 trường hợp. Thủ tục chuyển đến 12 trường hợp. Thủ tục điều chỉnh 5 trường hợp. Thủ tục nhập khai sinh 151 trường hợp. Thủ tục đổi sổ hộ khẩu 8 trường hợp. Thủ tục xóa tên khỏi hộ khẩu 5 trường hợp .
            Đăng ký tạm vắng cho 23 trường hợp. Đăng ký tạm trú có thời hạn cho 72 trường hợp.
Lập biên bản, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hộ khẩu là 51 trường hợp với số tiền là : 9.450.000đ ( Chín triệu, bốn trăm năm mươi ngàn đồng ) nộp về kho bạc nhà nước Tỉnh Kon Tum.
2.1.9. Khó khăn tồn tại.
            2.1.9.1. Về kinh tế: Công tác giải phóng hành lang an toàn giao thông đường bộ dọc quốc lộ 24 qua địa bàn xã chưa thực hiện được tổng số hộ nằm trong hành lang cần giải phóng trong phạm vi 5 mét là 202 hộ.
            Trong việc kê khai thuế của nhân dân trước đây chưa chặt chẽ. Trên địa bàn xã mới chỉ có 4 thôn là thôn Tập đoàn 1, Kon Tu II, Đăk Hà và thôn ĐăkHưng đó đăng ký kê khai và có tên trong bộ thuế. Các thôn còn lại chỉ mới một số hộ có biến động mới đăng ký kê khai. Hiện nay một số hộ dân muốn đăng ký kê khai nhưng lại bị truy thu, phạt dẫn đến việc kê khai thuế ban đầu rất khó khăn.
            Quy hoạch đất đai tại xã do Trung tâm quy hoạch phát triển nông thôn lập và đã được UBND thành phố Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số: 1232/QĐ-UBND ngày 15 tháng 07 năm 2008 có một số điểm chưa phù hợp .
            Việc thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn còn gặp một số khó khăn như: Một số cán bộ ban quản lý còn lúng túng, chưa hình dung mục tiêu cụ thể của chương trình nông thôn mới. Việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của một bộ phận nhân dân còn thấp, còn trông chờ, ỷ lại. Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng để nhân dân hiểu và đồng tình ủng hộ việc thực hiện chương trình xây dụng nông thôn mới.
            Công tác quản lý, bảo vệ rừng chư­a đạt hiệu quả như­ mong muốn vì nhân dân thiếu hiểu biết và không có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra đặc biệt chư­ơng trình 134 cấp cho 26 hộ tại thôn Kon Gur.
            Một số hộ dân sử dụng nguồn vốn vay sử dụng không hiệu quả. Nợ quá hạn còn nhiều. Không đủ điều kiện trả lãi xuất hàng tháng. 
2.1.9.2. Công tác văn hóa xã hội:
             Tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học vẫn còn xảy ra. Hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh chiếm tỉ lệ thấp. Ch­ương trình 148 nuôi nhốt gia súc thực hiện còn kém ch­ưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn tình trạng nuôi thả rông gia súc.
             Nhận thức của nhân dân về pháp luật và chấp hành chủ tr­ương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước một số bộ phận ng­ười dân còn ch­ưa cao.
             Việc chấp hành và thực thi h­ương ư­ớc, quy ư­ớc ở các thôn làng chư­a thực sự đảm bảo.
            Công tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật chưa đạt thực sự sâu rộng, tình trạng khiếu kiện vẫn còn xảy ra nhiều.
2.1.9.3. Công tác an ninh quốc phòng và nội chính:
            Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra, việc chấp hành Luật giao thông đ­ường bộ ở một số bộ phận ng­ười dân ch­ưa nghiêm. Trộm cắp vặt thường xuyên xảy ra. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật xảy ra còn nhiều.
            Do điều kiện phòng riêng chưa có và các loại đầu sách văn bản pháp luật còn thiếu nhiều cho nên số lượng người  đến với tủ sách pháp luật còn ít.
            Tà đạo Hà mòn vẫn còn hoạt động lén lút tại thôn Kon Drei gây chia rẽ khối đại đoàn kết, chia rẽ tôn giáo.
            Tr­ường hợp sinh con không làm giấy khai sinh, không đăng ký kết hôn, không khai tử, không nhập khẩu và xóa tên khỏi hộ khẩu vẫn còn xảy ra.
            Việc khiếu kiện của một số nhân dân có đất góp vào liên kết trồng cao su với Công ty cao su Kon Tum vẫn còn xảy ra đặc biệt là 2 thôn Đăk Hưng và Đăk Hà đó kéo dài từ năm 2005 đến nay. Tranh chấp đất trong khu vực đất Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 quản lý giữa nhân dân và Sư đoàn 10 chưa giải quyết xong đặc biệt là nhân dân thôn Tập đoàn 1.

2.2. Thực tiễn xử lý vi phạm hành chính của UBND xã ĐăkBlà
            Trong quá trình hình thành và phát triển UBND xã hiện nay có 8 bộ phận có trách nhiệm giúp việc cho Chủ tịch trong công tác phát hiện và xử lý vi phạm hành chính nhưng chỉ có 4 bộ phạm phát hiện và tham mưu cho UBND xã xử lý vi phạm trong đó:
Bộ phận địa chính - xây dựng:
Từ năm 2009- 2012 phát hiện tham mưu xử lý vi phạm hành chính 2 vụ việc về xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng;
           Quy trình xử phạt được thể hiện như sau:
Khi phát hiện vi phạm cán địa chính - xây dựng xã tiến hành đến hiện trường  công trình vi phạm trật tự xây dựng lập biên bản kiểm tra hiện trạng và yêu cầu ngừng thi công công trình vi phạm, khắc phục kịp thời hành vi vi phạm trong thời hạn 24 giờ. Sau thời gian nêu trên xẽ đến kiểm tra việc thực hiện của người vi phạm, qua kiểm tra nếu người vi phạm không thực hiện đúng như biên bản thì tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó cán địa chính - xây dựng tham mưu cho UBND xã báo cáo bằng văn bản toàn bộ nguồn gốc lô đất bị vi phạm, diễn biến của người vi phạm cho phòng Tài nguyên và môi trường thành phố Kon Tum, UBND thành phố Kon Tum biết .UBND xã tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm căn cứ vào Pháp lệnh xử lý hành chính ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ xung năm 2008 và Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.khi biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt, thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt . Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả ; thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của người ra quyết định xử phạt.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Quyết định nêu rõ họ tên người vi phạm ngày tháng năm sinh , chỗ ở, hành vi vi phạm, số tiền bị phạt, hình phạt bổ xung, quy định thời hạn nộp phạt, nơi nộp phạt. chủ tịch UBND xã ký quyết định.. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã phải kịp thời, đúng người, đúng thẩm quyền, thủ tục, trình tự được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Ưu điểm:
Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính cơ quan người có thẩm quyền xử phạt đã áp dụng đúng các văn bản quy phạm pháp luật quy định. Hoạt động này góp phần đảm bảo trật tự kỷ luật, kỷ cương tại địa phương, đồng thời mang lại một nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Nhược điểm:
Các lực lượng có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tiến hành chậm. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp cán bộ chuyên trách xử phạt còn có những bất cập về trình độ chuyên môn xử phạt về kinh nghiệm tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, nên còn nhiều lúng túng, sơ suất.
Bên cạnh đó người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt hoặc nộp tiền phạt song không chấp hành hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đa số đối tượng bị xử phạt chỉ chấp hành hình thức phạt tiền chứ không chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả, nhất là đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính Nguyên nhân phần lớn do đối tượng không tự nguyện chấp hành chính quyền địa phương chưa tổ chức triệt để việc tổ chức cưỡng chế, xử lý không triệt để, vẫn còn tình trạng nể nang trong xử lý, dẫn đến kéo dài thời gian, gây tình hình phức tạp và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào các cơ quan công quyền.
Bộ phận công an xã:
            Năm 2009:
             Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 13 đối tượng .
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:  15 đối tượng .
Năm 2010:
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 15 đối tượng.
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:   03 đối tượng.
Năm 2011:
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 42 đối tượng.
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:  50 đối tượng.  
Năm 2012:
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự- an toàn xã hội: 13  đối tượng.
            Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ:   21 đối tượng.
Quy trình xử phạt được thực hiện như sau:
Khi phát hiện vi phạm cán bộ công an xã đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vụ việc và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Sau đó tiến hành thu thập tài liệu , chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, khi thu thập đầy đủ chứng cứ xẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong biên bản về vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.khi biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Khi đã xác định được thẩm quyền thì tiến hành ra quyết định xử phạt căn cứ vào Pháp lệnh xử lý hành chính ngày 2/7/2002 được sửa đổi bổ xung năm 2008, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hoặc Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự - an toàn xã hội để căn cứ ra quyết định, thời hạn ra quyết định xử phạt là mười ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính; đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là ba mươi ngày. Trong trường hợp xét cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá ba mươi ngày. Quá thời hạn nói trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Trong quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); thời hạn, nơi thi hành quyết định xử phạt và chữ ký của Trưởng công an xã.
Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành; Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, quyết định xử phạt được gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Ưu điểm:
Xử lý đúng người đúng tội, đúng pháp luật, dùng quy trình khoa học đầy đủ. Giáo dục được những người vi phạm và gia đình của họ, tạo dư luận tốt trong quần chúng nhân dân.
Nhược điểm:
Bên cạnh đó, thời gian thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi kéo dài dẫn đến yêu cầu cấp thiết của tình hình bị bỏ lỡ, khó khăn cho công tác tuyên truyền giáo dục.
Các vụ việc chưa giải quyết kịp thời tạo dư luận công an không giải quyết vụ việc hoặc có vấn đề khuất tất sau lưng dẫn tời bị giảm lòng tin trong nhân dân hậu quả nhân dân không hợp tác làm khó khăn thêm cho công tác điều tra, mất lòng tin trong nhân dân và dễ bị thế lực phản động lợi dụng. Quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp tiền phạt tại kho bạc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt và nhận biên lai thu tiền phạt trên thực tế có nhiều khó khăn do khoảng cách giữa nơi phạt và kho bạc rất xa. Với những hành vi vi phạm bị phạt với mức thấp, nhưng người bi xử phạt lại phải tốn xem thêm chi phí đi lại.
Bộ phận Ban chỉ huy quân sự xã:
            Từ năm 2009- 2012  xử lý vi phạm hành chính 2 đối tượng .
Quy trình xử phạt được thể hiện như sau:
Khi phát hiện đối tượng trong danh sách nam công dân  từ đủ 18-25 tuổi đủ điều kiện gọi khám không có mặt tại nơi khám Ban chỉ huy quân sự xã tiến hành lập biên bản vi phạm lĩnh vực quốc phòng theo Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng tại nhà công dân, thành phần gồm có: người phụ trách thôn làng, thôn trưởng, công an, tư pháp và xác định rõ lý do vắng mặt tùy theo mức độ vi phạm mà căn cứ lập biên bản vi phạm sau khi lập biên bản cơ quan lập biên bản yêu cầu công dân tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khám tuyển nếu công dân cố tình không chấp hành thì tiến hành lập biên bản thứ 2. Ban chỉ huy quân sự xã tiếp tục tham mưu Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt nếu đến lần thứ 3 không thực hiện thì lập hồ sơ truy tố. Trường hợp vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của UBND xã thì người lập biên bản phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.
Ưu điểm:
Thể hiện quyền năng của luật pháp, giúp nhân dân hiểu rõ trách nhiệm đối với đất nước, đáp ứng yêu cầu bức xúc, nóng bỏng của thực tiễn, bảo đảm thi hành luật.
Nhược điểm:
Việc xử phạt vẫn còn không thường xuyên , không dứt khoát dẫn đến việc nhờn không thể hiện được uy lực của pháp luật.

Bộ phận kiểm lâm:
            Từ năm 2009- 2012  xử lý vi phạm hành chính 2 đối tượng vận chuyển lâm sản trái phép.
Quy trình xử phạt được thực hiện như sau:
Khi phát hiện vụ việc vận chuyển lâm sản trái phép kiểm lâm viên địa bàn/ Cán bộ lâm nghiệp xã tiến hành xác minh thông tin và kiểm tra thực tế ( lập biên bản kiểm tra) nếu phát hiện có sai phạm thì tiến hành tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ tang vật và phương tiện đưa tang vật về trụ sở UBND xã sau đó xẽ tiến hành xác minh nguồn gốc lâm sản(có biên bản xác minh) nếu đúng có vi phạm thì xác đinh thẩm quyền nếu thẩm quyền phạt dưới 2 triệu thì tham mưu cho chủ tịch UBND xã ra quyết định tịch thu tang vật, xác đinh thẩm quyền nếu thẩm quyền phạt dưới 2 triệu thì tiếp tục tham mưu chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt.
+ Ưu điểm:
Việc xử lý vi phạm được chuẩn bị kỹ lưỡng các văn bản, xử lý đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, khách quan, đúng người , đúng tội, đúng pháp luật, hợp tình hợp lý.
Xử lý đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Nhược điểm:
Khi xử phạt đương sự có hoàn cảnh khó khăn không thu được tiền phạt ngay, phải thu làm nhiều lần hoặc phải xử lý ở mức độ thấp nhất mới thực hiện quyết định phạt được.
Một số đối tượng không thực hiện quyết định nộp phạt phải tiến hành cưỡng chế, nhưng gia đình không có tài sản gì dáng giá nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
Việc tịnh thu tang vật vi phạm trên thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn như đối tượng mượn xe của người quen để thực hiện hành vi phạm tội mà chủ xe không biết không có giấy tờ chứng minh vì vậy nếu tịch thu phải làm rõ những vấn đề liên quan nếu thực hiện không chặt chẽ xẽ gây khiếu kiện khiếu nại, nếu không thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Lực lượng kiểm lâm cón thiếu về số lượng chất lượng đào tại chưa cao, quyền hạn còn hạn chế, công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát chưa chặt chẽ cừng với thủ đoạn hoạt động của bọn lâm tặc ngày càng tinh vi xảo quyệt dẫn tới kết quả chưa cao.
Áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác
Hiện nay UBND xã ĐăkBlà chỉ áp dụng một biện pháp xử lý vi phạm khác đó là giáo dục tại xã và từ năm 2009-2011 đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã 5 đối tượng:
Quy trình thực hiện:
Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã nhận được hồ sơ về hành vi vi phạm của đối tượng do Công an xã, thụ lý, điều tra chuyển đến và căn cứ vào đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã của công an xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, thôn trưởng, đại diện gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã.
Tùy theo từng đối tượng được đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thể mời đại diện của nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tham dự cuộc họp.
            Tại cuộc họp, đại diện công an xã trình bày lý do, nêu những vi phạm pháp luật của người được đề nghị giáo dục tại cấp xã, những biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có). Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thể yêu cầu người được đề nghị giáo dục có mặt để họ trình bày ý kiến của mình tại cuộc họp. Các đại biểu tham gia cuộc họp phát biểu ý kiến thảo luận về việc áp dụng biện pháp giáo dục đối với người được đề nghị. Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản.
Trong 03 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét ban hành quyết định việc giáo dục tại cấp xã.  Chủ tịch Uỷ ban nhân dân  xã quyết định việc giao trách nhiệm cho Công an xã,  gia đình quản lý, giáo dục người đó. Quyết định giáo dục tại cấp xã có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định giáo dục tại cấp xã phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng thông thường là 6 tháng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao quản lý, giáo dục.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, công an xã tổ chức cuộc họp thôn có người được giáo dục cư trú để thi hành quyết định đối với họ.
            Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của mình. Các đại biểu tham dự cuộc họp như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, đại diện gia đình, những người láng giềng… tham dự cuộc họp kiểm điểm người được giáo dục, phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa để tiến bộ.Nội dung cuộc họp phải được ghi thành biên bản
Tổ chức được giao quản lý, giáo dục có trách nhiệm phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục và báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Người được phân công giúp đỡ phải có kế hoạch, biện pháp quản lý, giáo dục; giúp đỡ tìm kiếm việc làm hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, tìm kiếm việc làm cho người được giáo dục; giúp họ làm bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm; theo dõi việc thực hiện quyết định giáo dục tại cấp xã của người được giáo dục.
            Mỗi tháng một lần, tổ chức được giao quản lý, giáo dục và người được giao trách nhiệm có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc thi hành quyết định; nếu người được giáo dục có tiến bộ rõ rệt thì tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục làm văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại cấp xã theo quy định. Trong trường hợp người được giáo dục không thực sự tiến bộ, thì tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp tại thôn để trình chủ tịch gia hạn thời gian giáo dục để tiếp tục kiểm điểm người được giáo dục và có biện pháp giúp đỡ, quản lý, giáo dục họ cho phù hợp.
Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, nếu sau đó có hành vi vi phạm thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan cơ quan công an thành phố tiến hành thue tục đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở giáo dục theo như luật định.
Ưu điểm:
Các vấn đề cơ bản nhất về xử lý vi phạm hành chính như đối tượng áp dụng, nguyên tắc xử lý, thời hiệu, thời hạn, các hình thức xử phạt các biện pháp xử lý hành chính khác, thẩm quyền áp dụng, thủ tục xử lý, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý đều được quy định tương đối rõ ràng, đầy đủ và cơ bản đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác lập hồ sơ, xét duyệt, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính này đã bảo đảm thực hiện đúng đối tượng, đúng pháp luật, kịp thời đưa đối tượng đi chấp hành quyết định, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh trật tự của chính quyền cơ sở và nhận được sự đồng tình của cộng đồng, quần chúng nhân dân cũng như hầu hết người bị xử lý và thân nhân, gia đình họ.
            Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục: đối tượng bị áp dụng biện pháp này phần lớn là đối tượng thuộc loại lưu manh, côn đồ, hung hãn, nhiều tiền án, tiền sự. Thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này.
Nhược điểm:
Mặc dù pháp luật hiện hành có quy định như vậy nhưng trên thực tế, thời hạn quy định như hiện hành là ngắn, không đủ đảm bảo thời gian để giáo dục đối tượng, nhất là đối tượng thuộc loại nguy hiểm, nhiều tiền án, tiền sự.
           
            2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Vấn đề cưỡng chế  thi hành quyết định xử phạt
Mặc dù thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đã được quy định phù hợp với thực tế hơn nhưng việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vẫn còn gặp một số khó khăn vì một số lý do sau:
Cơ quan, người có thẩm quyền cưỡng chế, trong nhiều trường hợp, không có kinh phí để cưỡng chế vì theo quy định. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, trên thực tế, đối tượng bị cưỡng chế lại không thể có kinh phí cho việc tổ chức cưỡng chế, do đó để lập lại trật tự quản lý và đảm bảo lợi ích công cộng thì Nhà nước cần phải chi phí cho việc tổ chức cưỡng chế.
Một số biện pháp cưỡng chế như khấu trừ lương, tài khoản tại ngân hàng có tính khả thi không cao vì đối tượng làm nghề tự do ngoài xã hội hoàn toàn không có lương và tài khoản tại ngân hàng, thậm chí cũng không có tài khoản để kê biên. Mặt khác, một số ngân hàng cũng không thực hiện việc khấu trừ tiền của đối tượng vi phạm vì để bảo vệ khách hàng và hoạt động bình thường của ngân hàng.
Hình thức, mức xử phạt
Để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm hành chính, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thường muốn quy định mức phạt tiền rất cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hành chính hoá các hành vi phạm tội và là sự bất hợp lý cả về lý thuyết, lẫn thực tế. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm nhỏ, mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm nhưng hình thức phạt tiền lại được quy định ở mức rất cao so với hình phạt tiền được quy định trong Bộ luật hình sự. Thực trạng này có thể dẫn đến hai trường hợp:  hành chính hoá các hành vi phạm tội (để không phải chịu phạt tù) hoặc hình sự hoá các hành vi hành chính vì hình phạt tiền thấp hơn mức tiền xử phạt vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
Mức xử phạt tiền tối đa quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi 2008 không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế và quy định của một số  luật đã được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây. Vì vậy, mức phạt tiền tối đa trong một số lĩnh vực cần được nghiên cứu để nâng lên nhằm thể hiện tính răn đe, giáo dục người vi phạm, đồng thời cũng là để Chính phủ có thêm điều kiện chủ động trong việc quy định cụ thể mức phạt tiền đối với từng lĩnh vực quản lý nhà nước cho sát hợp với thực tế.
Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền  phạt tiền của một số chức danh cấp cơ sở  của các cơ quan có thẩm quyền XPVPHC đã được quy định trong Pháp lệnh hiện hành còn quá thấp và chưa thể hiện được sự tin tưởng, trao trách nhiệm cho các chức danh này và giúp cho việc xử phạt được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, không phải chuyển lên cấp trên để xử phạt.
Một số chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã không còn được xác định chính xác bởi có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức của một số Bộ, ngành.
 Việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Tạm  giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là một trong các biện pháp quan trọng để ngăn chặn và bảo đảm  xử phạt vi phạm hành chính. Thực tiễn thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đã cho thấy quy định này là cần thiết, tuy nhiên người có thẩm quyền xử phạt đã gặp khó khăn vì không có nhà, kho, địa điểm để bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị bắt giữ. nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ là nhà kho, nơi làm việc của người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm  giữ bố trí.
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cũng gặp một số khó khăn trên thực tế các địa phương đều lúng túng trong việc bán tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xác định trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
            Theo quy định sau khi tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm thì người đã ra quyết định tạm giữ mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp tuy nhiên, lại không khả thi và gây khó khăn cho người có thẩm quyền tịch thu vì trên thực tế không phải lúc nào cũng mời được đại diện cơ quan tài chính cùng cấp đến để định giá hoặc định giá cũng gặp khó khăn, kéo dài thời gian xem xét, định giá và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

2.4. Một số kiến nghị nhằm năng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính của UBND xã ĐăkBlà
Về đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã
            Pháp lệnh quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã. Như vậy, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn sẽ không được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý.
Quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã đối với người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng, nhưng đây được hiểu là các hành vi vi phạm hành chính (không phải là tội phạm). Nghị định số 163/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cũng không có quy định gì mới so với Pháp lệnh XLVPHC. Như vậy, nếu theo đúng tinh thần PLXLVPHC năm 2002 thì đối tượng này đã bị bỏ lọt mà không có biện pháp xử lý, cần có nghiên cứu để điều chỉnh đối tượng quy định tại 2 điều này để đảm bảo áp dụng thống nhất.
Quy định về lĩnh vực và mức phạt tiền tối thiểu, tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đã được ban hành mà Pháp lệnh chưa quy định như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, thể dục thể thao, công nghệ thông tin…, đây là những vấn đề mới phát sinh cần bổ sung để đảm bảo tính toàn diện của Pháp lệnh.
Bên cạnh đó, mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước đã không còn phù hợp, không đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay. Vì vậy, cũng cần nghiên cứu nâng mức phạt tiền tối thiểu quy định tại Pháp lệnh hiện nay không còn phù hợp với thực tế, thêm vào đó, các nghị định hiện hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính đều không quy định mức phạt tiền tối thiểu này. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu nâng một cách tổng thể mức phạt tối đa và tối thiểu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
Quy định về thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra trong nhiều lĩnh vực không khả thi, ví dụ trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định biện pháp khắc phục hậu quả do phá rừng như buộc người vi phạm trồng lại rừng và chịu chi phí trồng rừng nhưng rất khó thực hiện được đối với người vi phạm sinh sống tại địa phương có hoàn cảnh khó khăn hoặc người tạm trú, người có địa chỉ không rõ ràng, người ngoài địa phương, trên thực tế thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng chỉ nên xử lý vi phạm này ngay tại địa phương là phù hợp và đảm bảo tính kịp thời.
            Một vấn đề vướng mắc nhất trong việc triển khai áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là quy định cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tuy nhiên, việc thi hành các nội dung này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn do nhiều trường hợp chi phí quá lớn, người vi phạm không thể chi trả được, trường hợp không xác định được người vi phạm hoặc người vi phạm bỏ trốn… do vậy, cần có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả này.
Đối với biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép quy định không rõ ràng dẫn đến người có thẩm quyền xử phạt đối với các trường hợp vi phạm xây dựng công trình nhà, lấn chiếm đất công không hiểu chính xác quy định về biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu nên dẫn đến việc áp dụng sai. Cụ thể là theo quy định thì biện pháp "buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép" là thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, nhưng do hiểu sai quy định về thẩm quyền XLVPHC của Chủ tịch UBND cấp xã "buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra" nên việc áp dụng sai xảy ra theo hai hướng: một là sau khi đã được lập biên bản các trường hợp vi phạm, cấp huyện lại đưa về cho cấp xã thi hành nhưng cấp xã không có thẩm quyền ban hành quyết định nên không thực hiện được, sau đó phải chuyển lại cho cấp huyện; hoặc theo hướng thứ hai là UBND cấp xã ra quyết định xử phạt và khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra (buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép) nhưng sau đó phát hiện ra biện pháp buộc tháo dỡ là thuộc thẩm quyền của cấp huyện nên phải hủy quyết định để ban hành quyết định khác và chuyển lên cho UBND cấp huyện. Do vậy, nội dung sửa đổi của Pháp lệnh cần bổ sung thẩm quyền của UBND cấp xã trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép để giải quyết những vướng mắc về mặt pháp lý cũng như thực tiễn thi hành vì hiện nay sai phạm trong xây dựng trái phép diễn ra nhiều, với quy mô lớn nhỏ khác nhau, nếu phải chuyển lên Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét áp dụng sẽ không đảm bảo được nguyên tắc xử lý nhanh chóng, triệt để. Tuy nhiên, nếu quy định thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép cho Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện thì cũng cần phân định rõ quy mô công trình được phép tháo dỡ để tránh sự áp dụng tùy tiện của người có thẩm quyền xử phạt.
Về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đối với tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì người có quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm bán đấu giá tài sản cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu. Nếu tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị dưới 10.000.000 đồng thì người quyết định tịch thu phải chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện để tổ chức bán đấu giá. ; thủ tục tiến hành chuyển giao không thuận lợi; việc thanh quyết toán bán hàng tịch thu sung quỹ nhà nước phức tạp gây khó khăn cho công tác xử lý tài sản.
Quy định về vấn đề uỷ quyền xử phạt
Việc quy định uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng văn bản của cấp trưởng cho cấp phó theo vụ việc và chỉ ủy quyền khi vắng mặt là không phù hợp với thực tế vì theo quy định thì người có thẩm quyền ký quyết định xử phạt đều là cấp trưởng nhưng trên thực tế thì người giải quyết công việc cụ thể chủ yếu là cấp phó, dẫn đến việc phải lập văn bản ủy quyền nhiều lần. Hơn nữa, nếu quy định việc ủy quyền theo vụ việc thì sẽ không giải quyết kịp thời các vụ vi phạm trong trường hợp cấp trưởng đi vắng, do bất cập này nên tại nhiều cơ quan, cấp trưởng ủy quyền cho cấp phó nhưng không có văn bản. Mặt khác, đối với thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã, do phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND rất nhiều và rộng, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung của địa phương, có địa phương hàng năm phải xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật hành chính, Chủ tịch UBND không thể xử lý hoặc uỷ quyền theo vụ việc được. Quy định ủy quyền này cũng chưa tính đến trường hợp tại nhiều địa phương chưa có cấp trưởng, trong khi PLXLVPHC quy định thẩm quyền ký quyết định xử phạt thuộc cấp trưởng. Do vậy, các quy định này cần phải tiến hành sửa đổi theo hướng bỏ điều kiện “vắng mặt” và tiến hành ủy quyền thường xuyên mà không theo vụ việc vi phạm để đảm bảo cải cách hành chính, thuận tiện cho việc triển khai thi hành.
Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Pháp lệnh quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ người vi phạm, trường hợp cần thiết thì tối đa không quá 48 giờ, quy định này chưa hợp lý vì không đủ thời gian xác minh các yếu tố nhân thân, lai lịch của người vi phạm cũng như kết luận hành vi vi phạm, đặc biệt là đối với những vụ vi phạm ở vùng sâu, vùng xa, có điều kiện giao thông không thuận lợi hoặc một số vụ việc có yếu tố nước ngoài. Nhiều trường hợp, để đảm bảo thời gian tạm giữ, người có thẩm quyền đã phải cố tình "bắt người buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới lập biên bản vi phạm" hoặc để không vi phạm quy định pháp luật thì người có thẩm quyền buộc phải thả người vi phạm ra ngay cả khi người vi phạm chưa có tiền nộp phạt. Do đó, đề nghị quy định thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính từ 12 giờ lên 36 giờ để thuận lợi hơn khi áp dụng.
            Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến kiến nghị về chế độ, tiêu chuẩn dành cho người bị tạm giữ, cơ sở vật chất (nhà tạm giữ) cho công tác tạm giữ chưa được chú trọng, người vi phạm thường bị tạm giữ trong phòng làm việc của công an xã, vi phạm quyền của người bị tạm giữ. Đề nghị hướng dẫn cụ thể về nhà tạm giữ hành chính để triển khai thực hiện quy định này trên thực tế được thuận lợi hơn.
Biện pháp khám người theo thủ tục hành chính
Theo quy định chỉ có các chức danh quy định tại Pháp lệnh mới có thẩm quyền khám người. Tuy nhiên, trên thực tế, một số người đang thực thi công vụ là người thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm soát trực tiếp nhưng không có thẩm quyền khám người (trong nhiều trường hợp bao gồm cả khám phương tiện, tang vật bị nghi ngờ vi phạm hành chính), nếu trình lên người có thẩm quyền thì sẽ không kịp thời xử lý vi phạm. Do vậy, cần nghiên cứu mở rộng thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành
Biện pháp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Pháp lệnh quy định nghiêm cấm khám ban đêm, tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp nơi cất giấu lớn, nhiều khi đang khám dở, đến 21h tối lại phải dừng lại để sáng mai tiếp tục thực hiện khám tiếp, như vậy sẽ rất phức tạp, do vậy, cần phải sửa nội dung này theo hướng việc khám vào ban đêm chỉ được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp và việc khám này được tiếp tục thực hiện trong trường hợp bắt đầu khám trước thời điểm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau nhưng vẫn đang được tiến hành mà chưa kết thúc.
Về quyết định xử phạt
            Thời hạn ra quyết định xử phạt 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính là quá ngắn để lập hoàn chỉnh một hồ sơ, chưa kể thời gian chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xem xét. Quy định việc xin gia hạn là “báo cáo thủ trưởng trực tiếp” không quy định rõ là thủ trưởng quản lý trực tiếp hay thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt. Quy định về chuyển giao quyết định xử phạt cho đối tượng bị xử phạt trong thực tế cũng có một số điểm khó khăn vì thời hạn ba ngày là quá ngắn, không phù hơp với điều kiện những nơi vùng sâu, vùng xa và trong nhiều trường hợp người vi phạm né tránh không nhận quyết định xử phạt.
Về thủ tục phạt tiền
            Pháp lệnh hiện hành quy định thủ tục đơn giản áp dụng đối với phạt cảnh cáo và phạt tiền đối với hành vi vi phạm có mức phạt tối đa đến 200.000 đồng, tuy nhiên, việc quy định mức phạt như hiện hành để người có thẩm quyền tiến hành thủ tục phạt tiền theo thủ tục đơn giản là thấp, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay và không đảm bảo tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, Dự thảo sửa đổi cần phải nghiên cứu nâng mức phạt tiền tối đa để người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ.
 Pháp lệnh quy định cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt, theo quy định này thì toàn bộ tiền phạt phải được nộp một lần vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay phát sinh một số vụ xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị phạt tiền với mức phạt quá lớn, trường hợp này nếu thi hành quyết định phạt tiền thì số tiền đó vượt quá khả năng chi trả của họ. Để giải quyết trường hợp này, Pháp lệnh sửa đổi cần bổ sung chế định nộp phạt nhiều lần để có cơ sở pháp lý cho việc triển khai thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính được linh hoạt.
             


















KẾT LUẬN
           
            Được thực tập tại UBND xã ĐăkBlà là một cơ hội tốt cho em, hơn thế nữa còn được tạo điều kiện rất nhiều trong công việc để có thể bộc lộ khả năng của mình cũng như học hỏi nhiều hơn nữa những điều chưa biết. Thời gian thực tập là một thời gian rất bổ ích đối với em, có thể nói đây là bước khởi đầu quan trong giúp em trưởng thành hơn, tự tin hơn trong công việc sau này. Những việc đã làm công với kinh nghiệm học tập từ phía UBND xã có thể chưa đủ nhưng đã giúp em tìm hiểu và nắm bắt được nhiều điều quan trọng, song đôi khi có những thiếu sót là điều không tránh khỏi. Đợt thực tập đã giúp em nắm được nhiều kiến thức thực tế về hệ thống hành chính và quản lý nhà nước nói chung, những hoạt động thường nhật trong hoạt động của cơ quan nhà nước nói riêng. Qua đó mỗi sinh viên cần phải có một thái độ tiếp thu nghiêm túc những kiến thức đã học vào một quá trình thực tiễn công việc. Cần tìm tòi và nghiên cứu để vận dụng kiến thức đã học từ đó có thể kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành, đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân mới có thể làm tốt công việc của mình khi ra trường trở thành công chức nhà nước.

            Bằng sự cố giắng nỗ lực của bản thân em đã tận dụng một cách triệt để những kiến thức đã học ở trường vào công việc thực tế, đồng thời củng cố kiến thức sẵn có và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như kiến thức mới. Hơn thế nữa đây là cả quá trình đúc kết trong thời gian thực tập, những điều em đã viết ra dựa trên lý thuyết ở trường và thực tế tại địa phương . Do thời gian có hạn nên việc phân tích, xây dựng còn nhiều thiếu sót vậy mong thầy cô và các bạn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng để chuyên đề của em ngày càng hoàn thiện.








DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
            - Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003.
            - Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
            - Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ.
            - Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
            - Nghị định số 142/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/11/2003  của Chính phủ quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
             -Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
            - Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.
            - Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
            - Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự - an toàn xã hội.
            - Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
            -Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP.
            - Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.
            - Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
            - Quyết định số 169/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn I.
            - Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
            - Báo cáo tổng kết của UBND xã ĐăkBlà 2009-2011. 
            - Báo cáo tổng kết của HĐND xã ĐăkBlà 2009-2011. 
            - Dự thảo báo cáo tổng kết của UBND xã ĐăkBlà 2012.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT






CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP





Tên sinh viên:
Lã Kim Cường
Mã sinh viên:
TC414627
Lớp:
Luật kinh doanh 41 Kon Tum 
Ngành :
Luật
Chuyên ngành:
Luật kinh doanh
Tên đề tài:
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của UBND xã và thực tiễn xử lý hành chính tại công an xã ĐăkBlà
Giáo viên hướng dẫn:
TS Nguyễn Thị Huế



Kon Tum, 2012

Không có nhận xét nào: