LỜI
NÓI ĐẦU
Trong
quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước chính quyền địa phương là một công cụ
thiết yếu để bảo vệ vững chắc chủ quyền của tố quốc, chống lại mọi âm mưu xâm
lược của bọn đế quốc, thực dân, đồng thời cũng là bộ phận thiết yếu được Đảng
và Nhà nước đưa chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.
Chính
từ những yêu cầu của xã hội, UBND xã trở thành một bộ phận quan trọng không thể
thiếu của một chế độ xã hội do vậy bên cạnh sợ nỗ lực của cá nhân còn có sự
quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước để giúp cho UBND cấp xã phát huy hết thế
mạnh của mình.
Thực
tập tốt nghiệp này là cơ hội tốt cho sinh viên vận dụng các kỹ năng thực hành
cơ bản vào nhiệm vụ chuyên môn của mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế
cho bản thân.
Qua
quá trình thực tập em cũng rút ra cho mình những điểm mạnh cũng như các điểm
yếu của bản thân, từ đó rút ra cho mình phương hướng phấn đấu để hoàn thiện
mình và hoàn thành tốt công việc của mình sau này.
Xin trân thành cám ơn trường Đại học kinh tế quốc dân cùng thầy, cô giáo
trong khoa Luật đã nhiệt tình dậy
dỗ chỉ bảo, chăm lo an cần, đã dành cho chúng em những tình cảm chan hòa và đó
cũng chính là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao giúp em vững bước tiến tương lai,
em xin cám ơn và lời chúc sức khỏe đến cán bộ UBND xã ĐắkBlà, đã nhiệt tình
giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập.
Dưới
đây là phần báo cáo tổng hợp quá trình thực tập của em tại UBND xã ĐắkBlà ghi
lại và đánh giá một cách khách quan những gì mà em đã làm được.
ĐăkBlà ngày 6/11/2012
Sinh viên: Lã Kim Cường
MỤC
LỤC
Phần
I
Những
nét sơ lược quá trình hình thành của Ủy
ban nhân dân xã ĐăkBlà
1.Những nét sơ lược quá trình
hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã ĐăkBlà..............................................................................................................................3
2.
Dân số................................................................................................................3
3.
Quá trình thành lập và phát triển xã..................................................................3
Phần II
Tổ chức bộ máy
quản lý
1. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban
nhân dân xã..................................................5
2.
Phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã....................................5
3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các thành viên xã..................6
4. Quan hệ với các cấp........................................................................................11
5. Chế độ hội họp, làm việc của Ủy ban nhân dân xã.........................................12
6. Giải quyết các công việc của Ủy ban nhân dân xã..........................................14
7. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân..............................15
8. Phối hợp giữa Ủy ban nhân dân với Thanh tra nhân dân ở xã........................15
9. Thông tin tuyên truyền và báo cáo..................................................................15
10. Quản lý văn bản............................................................................................16
11. Soạn thảo và thông qua văn bản của Ủy ban nhân dân xã............................16
12. Thẩm quyền ký văn bản................................................................................17
13. Kiểm tra tình hình thực hiện văn bản............................................................17
Phần III
Khái quát tình
hình hoạt động xã ĐăkBlà
1. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong UBND..........................................17
2. chức năng, hoạt động chủ yếu của đơn vị.......................................................23
Phần IV
Kết quả thực hiện
nhiệm vụ của UBND xã ĐăkBlà
1.Về
kinh tế.........................................................................................................26
2 .Về văn hóa-
xã hội..........................................................................................28
3.Công
tác quốc phòng- An ninh – Nội chính....................................................29
4. Khó khăn
tồn tại..............................................................................................31
5. Phương
hướng, nhiệm vụ năm 2012...............................................................33
Kết luận..............................................................................................................34
Phần
I
Những
nét sơ lược quá trình hình thành và phát triển , chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã ĐăkBlà
1.Những
nét sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban nhân dân xã ĐăkBlà
ĐắkBlà ngày nay là một mảnh đất có từ lâu đời được người đồng bào dân
tộc BaNa sinh sống trên địa bàn đặt tên theo ý nghĩa .Đắk là nước, Blà là con
sông chảy qua xã mang hàm ý mùa màng tốt tươi ấm no đầy đủ.
Xã ĐăkBlà nằm ở phía Đông Nam của thành phố Kon Tum(TPKT),
cách trung tâm thành phố 4 km.
Nhìn chung toàn xã ĐăkBlà có địa hình phức
tạp, đất dốc dễ bị sói mòn, có nhiều suối đổ ra hệ thống sông ĐăkBla.
Vị trí đại lý xã ĐăkBlà
Phía Bắc giáp: Xã Đăk Cấm
Phía Nam
giáp: Xã Đăk Rơ Wa
Phía Đông giáp: Xã Đăk Tờ Re
Phía Tây giáp: Phường Trường Chinh
Tọa độ địa lý:
Kinh độ đông: 1080 01’
05” đến 108005’25”
Vĩ độ Bắc: 14018’44”đến
14024’47”
Tổng diện tích
đất tự nhiên toàn xã ĐăkBlà năm 2011 là: 4192.07 ha.
2. Dân số
Dân
số của xã có: 1108 hộ. 6034 khẩu có 13 thôn trong đó
có 10 thôn là đồng bào dân tộc thiểu số như Bana, Sê đăng, Rơ ngao… nhân
dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp là chính.
3. Quá
trình thành lập và phát triển xã
Uỷ ban nhân dân(UBND) xã được thành lập theo quyết định số: 103 CP ngày 13-9-1992 của Hội đồng bộ trưởng
về việc phân chia địa giới hành chính. Trong thời gian này UBND xã gặp không ít
những khó khăn, thách thức điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của bộ
máy chính quyền của địa phương.
Đến năm 2003 xã tách ra thành phường Trường
Chinh và xã ĐắkBlà .Xã chuyển về trụ sở như hiện tại bây giờ đang làm việc.
Phần II.
Tổ chức bộ máy
quản lý
Cơ cấu tổ chức của UBND
Cơ cấu
tổ chức của UBND do luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND năm 1994 quy
định. Theo đó UBND do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu tại kỳ hợp thứ nhất của
khóa gồm có: Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác.
Chủ
tịch là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá
nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền
hạn của mình, và cùng tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động trước UBND cấp
trên và HĐND cùng cấp.
Các
Phó chủ tịch là người giúp việc chủ tịch, được phân công phụ trách thực hiện
những công việc cụ thể. Thay mặt chủ tịch giải quyết nhưng vấn đề được phân
công chịu trách nhiệm trước chủ tịch về những phần việc được giao.trong quá
trình hoạt động, phó chủ tịch giải quyết công việc với danh nghĩa và quyền hạn
chủ tịch.
Các
thành viên của UBND được chủ tịch phân công phụ trách quản lý những nghành,
lĩnh vực chuyên môn nhất định.Lĩnh vực quan trọng thì trực tiếp bố trí vào vị
trí lãnh đạo của cơ quan chuyên môn, thuộc nghành lĩnh vực đó, mỗi thành viên
UBND chịu trách nhiệm cá nhân về nghành lĩnh vực được phân công trước Chủ tịch UBND
và cùng tập thể UBND chịu trành nhiệm về hoạt động của UBND trước các cơ quan
nhà nước hữu quan.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
của UBND xã
![](file:///C:/DOCUME~1/lEtsgO/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif)
![]() |
|||
![]() |
|||
(Báo cáo)
|
![](file:///C:/DOCUME~1/lEtsgO/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.gif)
![](file:///C:/DOCUME~1/lEtsgO/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image005.gif)
Cơ cấu nhân sự:
UBND xã ĐắkBlà có 19 nhân sự trong đó:
- Chủ tịch: 1
- Phó chủ tịch: 2
- Cán bộ Văn phòng- thống kê: 2
- Tư pháp – hộ tịch: 2
-
Tài chính - kế toán: 2
-
Địa chính - xây dựng: 1
- Công an xã: 3
-
Xã đội: 2
-
Văn hóa - xã hội: 2
-
Giao thông, thủy lợi: 2
trong đó có :14 người là cán bộ
tuyển dụng.
: 5 người là nhân viên hợp
đồng.
1. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban
nhân dân xã
1.1. Ủy ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao một
người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã
chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
1.2. Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự
lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ
giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp
trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ.
1.3. Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật,
đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời
và hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế
hoạch công tác của Ủy ban nhân dân xã.
1.4. Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến
đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa
hoạt động của Ủy ban nhân dân xã ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây
dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
2.1. Uỷ ban nhân
dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
2.1.1. Chương
trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;
2.1.2. Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm
và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;
2.1.3. Kế hoạch
đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân
quyết định;
2.1.4. Kế hoạch
huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương
trình Hội đồng nhân dân quyết định;
2.1.5. Các biện
pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội; thông qua
báo cáo của Uỷ ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;
2.1.6. Đề án
thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương và
những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân xã.
2.2. Cách thức giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã:
2.2.1 Ủy ban nhân dân xã họp, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số
các vấn đề thuộc thẩm quyền tại phiên họp Ủy ban nhân dân;
2.2.2 Đối với các vấn đề cần giải quyết gấp nhưng không tổ chức họp Ủy
ban nhân dân được, theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Văn phòng Ủy
ban nhân dân xã gửi toàn bộ hồ sơ của vấn đề cần xử lý đến các thành viên Ủy
ban nhân dân để lấy ý kiến. Nếu quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã
nhất trí thì Văn phòng Ủy ban nhân dân xã tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân xã tại phiên họp gần nhất.
3.1. Trách nhiệm chung
3.1.1 Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của Ủy ban nhân
dân xã; tham dự đầy đủ các phiên họp của Ủy ban nhân dân, cùng tập thể quyết
định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân; tổ chức chỉ
đạo thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng
cường kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn hoàn thành các
nhiệm vụ; thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu đề xuất với cấp
có thẩm quyền về chủ trương, chính sách đang thi hành tại cơ sở.
3.1.2. Không được nói và làm trái các nghị quyết của Hội đồng nhân dân,
quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã và văn bản chỉ đạo của cơ quan nhà
nước cấp trên. Trường hợp có ý kiến khác thì vẫn phải chấp hành, nhưng được
trình bày ý kiến với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã.
3.1.3. Nguyên tắc điều hành công việc của chủ tịch - phó chủ tịch UBND
xã:
- Tôn trọng và
phát huy trách nhiệm, quyền hạn của các ban, ngành chuyên môn, mà người đứng
đầu chịu trách nhiệm và trưởng các ban, ngành. Vì vậy, việc điều hành công việc
chuyên môn trưởng ngành ban chịu trách nhiệm trước UBND xã toàn bộ hoạt động
của ngành mình theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Chủ tịch - phó
chủ tịch xã làm việc và giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện, song vẫn thực
hiện tốt công việc thường xuyên của ban, ngành được phân công, chịu trách nhiệm
trước nhà nước về nội dung phân công, công việc được giao.
+ Thông qua chương
trình, kế hoạch cụ thể giao cho các ngành chuyên môn tham mưu, chuẩn bị nội
dung và phương án thực hiện nhằm hoàn thành tốt những công việc được giao.
+ Khi cần nghỉ
hoặc đi vắng các nhân viên có trách nhiệm báo cáo với chủ tịch hoặc phó chủ
tịch UBND xã, hoặc cán bộ chuyên môn phụ trách (theo khối phân công)
+ Chủ tịch - phó
chủ tịch - thành viên UBND - cán bộ chuyên môn - các phòng làm việc tại trụ sở
UBND xã đến làm việc đúng giờ quy định.
- Chủ tịch - phó chủ tịch và một số thành
viên hàng tuần dành một buổi hội ý. Trong nội dung hội ý: Phó chủ tịch và ngành
ban báo cáo kiểm điểm công tác tuần của khối mình, những nội dung chỉ đạo trong
thời gian tới, trình tập thể xem xét để chủ tịch quyết định giao công tác.
- Chủ tịch, phó
chủ tịch căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), an ninh quốc
phòng trong năm. Có trách nhiệm tổ chức lập các đề án, chương trình cụ thể,
soạn thảo văn bản trình thường vụ cấp ủy - HĐND - UBND, việc lập đề án trên
thông qua việc điều hành hệ thống các ban, ngành chuyên môn của xã.
- Khi chủ tịch đi
vắng, những công việc cụ thể của chủ tịch được ủy nhiệm cho Phó chủ tịch, phó
chủ tịch có trách nhiệm làm tốt các nội dung được giao trong thời gian chủ tịch
ủy quyền.
- Khi phó chủ tịch
đi vắng, công việc của khối đó chủ tịch sẽ điều hành trực tiếp hoặc giao cho
phó chủ tịch khối khác điều hành khi cần thiết.
- Chủ tịch - phó
chủ tịch - các ủy viên ủy ban phải sắp xếp thời gian để tiếp dân và kiểm tra
giải quyết công việc tại công sở và các thôn theo lịch trực.
3.1.4.Trách nhiệm giải quyết công việc của các
ngành ban và nhân viên chuyên môn:
+ Các ngành ban
thuộc UBND giúp UBND về công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước UBND xã và
huyện về nội dung chuyên môn thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Các ủy viên UBND
làm công tác chuyên môn của xã khi tiếp nhận các đề nghị của các thôn hoặc ban,
ngành và công dân phải coi đó là công việc của UBND được chủ tịch hoặc phó chủ
tịch giao.
- Nhận hồ sơ, đơn
phải có phiếu hẹn thời gian trả lời. Phải báo cáo sớm và trình bày ý kiến để
chủ tịch hoặc Phó chủ tịch cho hướng chỉ đạo: Công việc phức tạp không được tự
ý giải quyết, chỉ được giải quyết công việc tại công sở, không đùn đẩy trách
nhiệm giải quyết công việc hoặc thiếu sự trao đổi phối hợp trước khi quyết
định.
3.2. trách nhiệm cụ thể
3.2.1 Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã:
3.2.1.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân,
lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình sau đây:
3.2.1.2. Lãnh đạo
công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:
3.2.1.3. Đôn đốc,
kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và
Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ
thị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
3.2.1.4. Quyết
định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3.2.1.5. áp dụng
các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành
chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan
liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu
hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa
phương;
3.2.1.6. Tổ chức
việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo
quy định của pháp luật.
3.2.1.7. Triệu
tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;
3.2.1.8. Phê
chuẩn kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; điều
động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành
viên của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,
cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp
quản lý;
3.2.1.9. Đình chỉ
việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
3.2.1.10. Đình
chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp và
đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ;
3.2.1.11. Chỉ đạo
và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Uỷ ban
nhân dân trong phiên họp gần nhất;
3.2.1.12. Ra
quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3.2.1.13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu tập, chủ trì các phiên họp
và các hội nghị khác của Ủy ban nhân dân, khi vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ
tịch chủ trì thay; bảo đảm việc chấp hành pháp luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên, nghị quyết của Đảng ủy và Hội đồng nhân dân xã;
3.2.1.14. Căn cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị
quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và tình hình thực tiễn của địa phương,
xây dựng Chương trình công tác năm, quý, tháng của Ủy ban nhân dân xã;
3.2.1.15. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân
công nhiệm vụ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên Ủy ban nhân dân xã và các cán
bộ, công chức khác thuộc Ủy ban nhân dân xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
3.2.1.16. Quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều nội
dung công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa bàn; những vấn đề còn
ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã;
3.2.1.17. Ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân xã và
thẩm quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật;
3.2.1.18. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, hoạt động của Ủy
ban nhân dân với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện;
3.2.1.19. Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể
nhân dân cấp xã; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu
về các đề xuất của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác
của Ủy ban nhân dân; tạo điều kiện để các đoàn thể hoạt động có hiệu quả;
3.2.1.20. Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại, tố
cáo và kiến nghị của nhân dân theo quy định của pháp luật.
3.2.2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã:
3.2.2.1 Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch
phân công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc
theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó Chủ tịch được sử dụng quyền hạn
của Chủ tịch khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao;
3.2.2.2. Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước Ủy ban nhân dân
và Hội đồng nhân dân xã về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo,
điều hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân
chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng
ủy, Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề vượt
quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định;
3.2.2.3. Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi
và trách nhiệm giải quyết công việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì
chủ động trao đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết;
nếu vẫn còn ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định;
3.2.2.4. Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn thực hiện các chủ
trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
3.2.3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên Ủy ban nhân
dân xã:
3.2.3.1. Ủy viên Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được
phân công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; cùng Chủ tịch
và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước
Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về lĩnh vực công tác của mình và các công việc
khác có liên quan;
3.2.3.2. Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực
được phân công trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt
công việc đó;
3.2.3.3. Phối hợp công tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân,
các cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan
chuyên môn của Ủy ban nhân dân Thành phố Kon Tum để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình;
3.2.3.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ, công chức cấp xã còn có trách nhiệm:
3.2.4.1. Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở cấp xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực
chuyên môn; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan
chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
3.2.4.2. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc
được giao, sâu sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền
hà cho dân. Nếu vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến.
3.2.4.3. Tuân thủ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã, chấp hành sự
phân công công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc
theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành
nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan.
3.2.4.4. Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên
Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý
giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong
trường hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải
chủ động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý.
3.2.4.5. Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến
công tác chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho
công tác lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp
thời, chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
3.2.5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của cán
bộ không chuyên trách cấp xã, Trưởng thôn .
3.2.5.1. Cán bộ không chuyên trách cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch
phân công, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3.2.5.2. Trưởng thôn, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
về mọi mặt hoạt động của thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công
tác trên địa bàn; thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó
Chủ tịch phụ trách; đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân,
tổ chức và các thôn.
4. Quan hệ với các cấp
4.1.Với
Ủy ban nhân dân Thành phố Kon Tum và cơ quan chuyên môn Thành phố Kon Tum.
4.1.1. Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo
của Ủy ban nhân dân huyện, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban
nhân dân huyện.
Trong chỉ đạo điều hành, khi gặp những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc
chưa được pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân xã phải báo cáo kịp thời để xin ý
kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo
tình hình với Ủy ban nhân dân Thành phố và cơ quan chuyên môn Thành phố theo
quy định hiện hành về chế độ thông tin báo cáo.
4.1.2. Ủy ban nhân dân xã chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn Thành phố Kon Tum trong thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn xã; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
chuyên môn Thành phố Kon Tum trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ,
công chức cấp xã, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .
Ủy ban nhân dân xã bố trí cán bộ, công chức đủ năng lực đáp ứng yêu cầu
theo dõi các lĩnh vực công tác theo hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên, giữ mối
liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn Thành phố , tuân thủ sự chỉ đạo thống
nhất của cơ quan chuyên môn cấp trên.
4.2.1. Quan hệ với Đảng ủy xã:
4.2.1.1. Ủy ban nhân dân xã chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc
thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo
của cơ quan nhà nước cấp trên;
4.2.1.2. Ủy ban nhân dân xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng,
nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an
toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa
phương; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ,
đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.
4.2.2. Quan hệ với Hội đồng nhân dân xã:
4.2.2.1 Ủy ban nhân dân xã chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã;
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, báo cáo
trước Hội đồng nhân dân xã; phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị
nội dung các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, xây dựng các đề án trình Hội đồng
nhân dân xã xem xét, quyết định; cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban
nhân dân xã, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng
nhân dân xã;
4.2.2.2 Các thành viên Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm trả lời các
chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân; khi được yêu cầu, phải báo cáo giải
trình về những vấn đề có liên quan đến công việc do mình phụ trách.
4.2.2.3 Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thường xuyên trao đổi, làm việc với
Thường trực Hội đồng nhân dân xã để nắm tình hình, thu thập ý kiến của cử tri;
cùng Thường trực Hội đồng nhân dân xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân.
4.2.3. Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo
vệ lợi ích của nhân dân; tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu
quả; định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết thông báo về tình hình
phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của Ủy ban nhân dân cho
các tổ chức này biết để phối hợp, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp
hành đúng đường lối chính sách, pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân
đối với Nhà nước.
4.3.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công các thành viên Ủy ban nhân
dân phụ trách, chỉ đạo, nắm tình hình các thôn. Hàng tháng, các thành viên Ủy
ban nhân dân làm việc với Trưởng thôn thuộc địa bàn được phân công phụ trách
hoặc trực tiếp làm việc với thôn để nghe phản ánh tình hình, kiến nghị và giải
quyết các khiếu nại của nhân dân theo quy định của pháp luật.
4.3.2. Trưởng thôn phải thường
xuyên liên hệ với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã để tổ chức quán triệt
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo điều hành
của cơ quan nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã để
triển khai thực hiện; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt Quy
chế dân chủ ở cơ sở.
Trưởng thôn kịp thời báo cáo Ủy
ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tình hình mọi mặt của thôn, đề xuất biện pháp giải quyết khi cần thiết,
góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
5.1. Phiên họp Ủy ban nhân dân xã
5.1.1. Ủy ban nhân dân xã mỗi tháng họp 2 lần, vào ngày 10 và 20 hàng
tháng.
Thành
phần tham dự phiên họp gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban
nhân dân xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân mời Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội
đồng nhân dân cùng tham dự. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, người đứng đầu các đoàn
thể nhân dân, cán bộ không chuyên trách, công chức cấp xã và các Trưởng thôn được
mời tham dự khi bàn về các công việc có liên quan. Đại biểu mời tham dự được
phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết;
5.1.2. Nội dung phiên họp:
Nội dung phiên họp của Ủy ban nhân dân xã gồm những vấn đề được quy định
tại: Phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã.
5.1.3. Trình tự phiên họp:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ tọa phiên họp. Khi Chủ tịch vắng mặt, ủy
quyền Phó Chủ tịch chủ tọa phiên họp;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân báo cáo số thành viên Ủy ban nhân dân có
mặt, vắng mặt, đại biểu được mời dự và chương trình phiên họp;
- Các thành viên ủy ban báo cáo đề án và quá trình thực hiện, những vấn đề
còn có ý kiến khác nhau, những vấn đề cần thảo luận và xin ý kiến tại phiên
họp;
- Các đại biểu dự họp phát biểu ý kiến;
- Chủ tọa phiên họp kết luận từng đề án và lấy biểu quyết. Đề án được
thông qua nếu được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán
thành.
Trường
hợp vấn đề thảo luận chưa được thông qua thì Chủ tọa yêu cầu chuẩn bị thêm để
trình lại vào phiên họp khác;
- Chủ tọa phát biểu ý kiến kết luận phiên họp.
5.2. Giao ban của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã
5.2.1. Sáng thứ 2 hàng tuần, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch họp giao ban
một lần theo quyết định của Chủ tịch để kiểm điểm tình hình, thống nhất chỉ đạo
các công tác; xử lý các vấn đề mới nảy sinh; những vấn đề cần báo cáo xin ý
kiến của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân Thành phố Kon
Tum; chuẩn bị nội dung các phiên họp Ủy ban nhân dân, các hội nghị, cuộc họp
khác do Ủy ban nhân dân xã chủ trì triển khai. Thường trực Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã và cán
bộ, công chức xã được mời tham dự khi bàn về các vấn đề có liên quan;
5.2.2 Trình tự giao ban:
- Văn phòng Ủy ban nhân dân xã báo cáo những công việc chính đã giải
quyết tuần trước, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại và các công việc cần xử
lý; chương trình công tác tuần;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch thảo luận, quyết định một số vấn đề thuộc thẩm
quyền và xử lý các nội dung công tác.
5.3. Khi cần thiết, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã triệu
tập các Trưởng thôn một số cán bộ, công
chức họp để chỉ đạo, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu nhiệm vụ.
5.4. Sáu tháng một lần hoặc khi thấy cần thiết, Ủy ban nhân dân xã họp
liên tịch với Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã, cán bộ không
chuyên trách và công chức cấp xã, Trưởng thôn, để thông báo tình hình kinh tế -
xã hội, kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân và triển khai nhiệm
vụ công tác sắp tới.
5.5. Các hội nghị chuyên đề, sơ kết, tổng kết công tác 6 tháng, cả năm
của Ủy ban nhân dân xã về các nhiệm vụ công tác cụ thể được tổ chức theo hướng
dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên.
5.6. Làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố và cơ quan chuyên môn thành
phố tại xã:
5.6.1. Theo chương trình đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Kon Tum thông
báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân,
các cán bộ, công chức có liên quan cùng Văn phòng Ủy ban nhân dân xã chuẩn bị
nội dung, tài liệu làm việc với Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp
huyện;
5.6.2 Căn cứ nội dung công tác cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có
thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực chịu trách nhiệm chuẩn bị nội
dung và trực tiếp làm việc với cơ quan chuyên môn cấp Thành phố , báo cáo kết
quả và xin ý kiến Chủ tịch về những công việc cần triển khai.
5.7. Các cán bộ, công chức cấp xã phải tham dự đầy đủ và đúng thành phần
quy định các cuộc họp, tập huấn do cấp trên triệu tập; sau khi dự họp, tập huấn
xong phải báo cáo kết quả cuộc họp và kế hoạch công việc cần triển khai với Chủ
tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách.
5.8. Việc tổ chức các cuộc họp và tiếp khách của Ủy ban nhân dân xã phải
quán triệt tinh thần thiết thực, tiết kiệm, chống lãng phí.
5.9. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân xã trong phục vụ các cuộc
họp và tiếp khách của Ủy ban nhân dân xã:
5.9.1. Chủ động đề xuất, bố trí lịch họp, làm việc, cùng với các cán bộ,
công chức có liên quan đến nội dung cuộc họp, tiếp khách chuẩn bị các điều kiện
phục vụ;
5.9.2. Theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, phối hợp với cán bộ,
công chức liên quan chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, làm việc; gửi
giấy mời và tài liệu đến các đại biểu; ghi biên bản các cuộc họp.
6.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc
giải quyết công việc của công dân và tổ chức theo cơ chế "một cửa" từ
tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả kết quả thông qua một đầu mối là "bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả" tại Ủy ban nhân dân; ban hành quy trình về tiếp
nhận hồ sơ, xử lý, trình ký, trả kết quả cho công dân theo quy định hiện hành.
6.2. Công khai, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, các thủ tục hành
chính, phí, lệ phí, thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức; bảo
đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức và công dân; xử lý
kịp thời mọi biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân của cán bộ, công chức
cấp xã.
6.3. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp các bộ phận có liên quan
của Ủy ban nhân dân hoặc với Ủy ban nhân dân huyện để giải quyết công việc của
công dân và tổ chức; không để người có nhu cầu liên hệ công việc phải đi lại
nhiều lần.
6.4. Bố trí đủ cán bộ, công chức có năng lực và phẩm chất tốt, có khả
năng giao tiếp với công dân và tổ chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả; trong khả năng cho phép, cần bố trí phòng làm việc thích hợp, tiện nghi,
đủ điều kiện phục vụ nhân dân.
7.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã bố trí ngày 10 và 20 hàng tháng để tiếp
dân, lịch tiếp dân sáng từ 8h đến 10h, chiều từ 14h đến 16h. Chủ tịch và các
thành viên khác của Ủy ban nhân dân phải luôn có ý thức lắng nghe ý kiến phản
ánh, giải quyết kịp thời hoặc hướng dẫn công dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình.
Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các đoàn thể có liên quan, chỉ đạo cán
bộ, công chức tổ chức việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị
của công dân theo thẩm quyền; không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên. Những thủ
tục hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải được
giải quyết nhanh chóng theo quy định của pháp luật. Đối với những vụ việc vượt
quá thẩm quyền, phải hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ để công dân đến đúng cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.
Trưởng thôn có trách nhiệm nắm vững tình hình an ninh trật tự, những
thắc mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động giải quyết hoặc đề xuất với
Ủy ban nhân dân xã kịp thời giải quyết, không để tồn đọng kéo dài.
7.2. Cán bộ, công chức phụ trách từng lĩnh vực công tác của Ủy ban nhân
dân xã chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tiếp công dân; tiếp nhận,
phân loại, chuyển kịp thời đến bộ phận, cơ quan có trách nhiệm giải quyết các
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Ủy ban
nhân dân xã có trách nhiệm:
8.1. Thông báo kịp thời cho Ban Thanh tra nhân dân những chính sách,
pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm
của xã.
8.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ và kịp thời
các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban Thanh tra nhân dân.
8.3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân
dân; xử lý nghiêm minh người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra
nhân dân hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân
dân.
8.4. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; hỗ trợ kinh phí, phương tiện để
Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật.
9.1. Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức công tác thông tin
tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước, các văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã cho nhân dân
bằng cách phổ biến nhân dân vào thứ 2
chào cờ tại các thôn làng; khai thác có hiệu quả hệ thống truyền thanh, nhà văn
hoá, tủ sách pháp luật, điểm bưu điện - văn hoá xã để tuyên truyền, phổ biến,
giải thích đường lối, chính sách, pháp luật.
Khi có vấn đề đột xuất, phức tạp nảy sinh, Ủy ban nhân dân xã phải báo
cáo tình hình kịp thời với Ủy ban nhân dân thành phố để có hướng xử lý thích
hợp.
9.2. Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, các thành viên Ủy ban nhân dân,
cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình về lĩnh
vực và địa bàn mình phụ trách, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để báo cáo
Ủy ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định.
9.3. Văn phòng Ủy ban nhân dân xã giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tổng hợp báo cáo kiểm điểm chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân theo
định kỳ 6 tháng và cả năm; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ theo quy định. Báo cáo
được gửi Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân Thành phố , đồng gửi các thành
viên Ủy ban nhân dân, Thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã.
10.1. Tất cả các loại văn bản đến, văn bản đi đều phải qua Văn phòng Ủy
ban nhân dân xã. Văn phòng Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm đăng ký các văn
bản đến vào sổ công văn và chuyển đến các địa chỉ, người có trách nhiệm giải
quyết. Các văn bản đóng dấu hoả tốc, khẩn, phải chuyển ngay khi nhận được.
10.2. Đối với những văn bản phát hành của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, Văn phòng Ủy ban nhân dân xã phải ghi đầy đủ ký hiệu, số văn
bản, ngày, tháng, năm, đóng dấu và gửi theo đúng địa chỉ; đồng thời lưu giữ hồ
sơ và bản gốc.
10.3. Các vấn đề về chủ trương, chính sách đã được quyết định trong
phiên họp của Ủy ban nhân dân xã đều phải được cụ thể hoá bằng các quyết định,
chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Văn phòng Ủy ban nhân dân xã hoặc cán bộ, công
chức theo dõi lĩnh vực có trách nhiệm dự thảo, trình Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân ký ban hành chậm nhất là 5 ngày, kể từ ngày phiên họp kết thúc.
Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định, chỉ thị của Ủy ban
nhân dân xã thực hiện theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004.
11.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phân công và chỉ đạo việc soạn thảo
văn bản. Cán bộ, công chức theo dõi lĩnh vực nào thì chủ trì soạn thảo văn bản
thuộc lĩnh vực đó, chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản theo quy
định; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung dự thảo để hoàn
chỉnh văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Phó Chủ tịch phụ trách xem
xét, quyết định.
11.2. Đối với các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân, căn cứ vào
tính chất và nội dung của dự thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tổ chức việc lấy
ý kiến của các cơ quan chức năng, các tổ chức, đoàn thể có liên quan và của
nhân dân tại các thôn để chỉnh lý dự thảo.
Tổ chức, cá nhân được phân công soạn thảo phải gửi tờ trình, dự thảo
quyết định, chỉ thị, bản tổng hợp ý kiến góp ý và các tài liệu có liên quan đến
các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là 3 ngày trước ngày họp Ủy ban nhân
dân.
11.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Ủy ban nhân dân ký ban hành
quyết định, chỉ thị sau khi được Ủy ban nhân dân quyết định thông qua.
11.4. Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ
đạo việc soạn thảo, ký ban hành quyết định, chỉ thị theo quy định tại Điều 48
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân.
12. Thẩm quyền ký văn bản
12.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký các văn bản trình Ủy ban nhân dân
huyện và Hội đồng nhân dân xã; các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã,
các văn bản thuộc thẩm quyền cá nhân quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.
Khi Chủ tịch vắng mặt, Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch ký thay. Phó
Chủ tịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch biết về văn bản đã ký thay.
12.2. Phó Chủ tịch ký thay Chủ tịch các văn bản xử lý những vấn đề cụ
thể, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được Chủ tịch phân công.
13. Kiểm tra tình hình thực hiện
văn bản
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra tình
hình thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, kịp thời phát hiện những vấn đề
vướng mắc, bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản đó, báo
cáo cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi.
Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân xã, cán bộ và công chức cấp xã,
Trưởng thôn, theo nhiệm vụ được phân công phải thường xuyên sâu sát từng thôn, hộ
gia đình, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước của mọi công dân trên địa bàn xã.
Phần III
Khái quát tình
hình hoạt động xã ĐăkBlà
1. Nhiệm vụ cụ thể của các thành
viên trong UBND
1.1.Chủ tịch UBND:Ông Võ Minh Trung
Phụ trách chung toàn bộ hoạt động và tất cả các lĩnh vực của UBND xã
theo thẩm quyền.Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội và an
ninh quốc phòng của địa phương .Củng có và xây dựng chính quyền,thực hiện các
công tác cán bộ,công tác taì chính ngân sách,quản lý đất đai, xây dựng cơ
bản,công tác hộ tịch,cải cách hành chính,tiếp dân và giải quyết đơn thư của
công dân, chỉ đạo thục hiện chương trình cải cách hành chính,đấu tranh phòng
chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Làm Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng ,kỷ luật;Chủ tịch hội khuyến
học; Chủ tịch hội đồng nghĩa vụ quân xã, trưởng ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn
xã hội, tổ trưởng tổ 1 cửa và trưởng ban chỉ đạo những lĩnh vực phụ trách. Phụ
trách công tác tuyên giáo ở địa phương.
Tổ chức chỉ đạo đôn đốc các hoạt
động của UBND, hoạt động của cán bộ chuyên môn thuộc UBND, quản lý các hoạt
động thuộc UBND, quản lý điều hành các hoặt động ở thôn theo quy định của Pháp
luật. Đình chỉ hoặc bãi bỏ các quy định, quyết định trái pháp luật ở thôn.
Thực hiện công tác đối nội , đối ngoại của UBND xã, triệu tập và chủ tọa
các phiên họp thuộc UBND. Báo cáo công
tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên. Giữ mối quan hệ thường xuyên giữa
UBND với Đảng ủy, HĐND, các đoàn thể nhân dân ở xã. Duy trì lịch tiếp công dân
vào ngày 10 và 20 hàng tháng (kể cả các ngày lễ và ngày nghỉ).
1.2. Phó chủ tịch thứ nhất: Bà Y-NaLy
Chịu sự phân công điều động trực tiếp của Chủ tịch UBND và chịu mọi
trách nhiệm trong công việc được giao trước chủ tịch và tập thể UBND.
Phụ
trách lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công tác thú y, công tác quản lý bảo vệ
rừng, công tác tín dụng tại địa phương, phụ trách hội đồng tư vấn thuế, phụ
trách công tác dân tộc tại địa phương.
Tùy
vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mà có thể Chủ tịch
UBND phân công thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực khác.
1.3.Phó chủ tịch thứ hai: ông Nguyễn Khắc Thời
Chịu sự phân công điều đọng trực tiếp của Chủ tịch UBND và chịu mọi
trách nhiệm trong công việc được giao trước chủ tịch và tập thể UBND.
Là tổ trưởng tổ giải phóng mặt bằng, phụ trách lĩnh vực giao thông thủy
lợi; công tác phòng chống lũ lụt, công tác chính sách xã hội, công tác y tế
giáo dục. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Công tác xây dựng đời sông
văn hóa ở khu dân cư. Phụ trách công tác tôn giáo ở địa phương; công tác xóa
đói giảm nghèo, trung tâm học tập cộng đồng.
Tùy
vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương mà có thể Chủ tịch
UBND phân công thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực khác.
1.4. Cán bộ Văn phòng- thống kê: Ông Mai Đức Thành
Chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin ở địa phương cho báo chí,
đài truyền hình, truyền thanh.thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả hồ sơ tại cơ
chế 1 của.Chịu trách nhiệm trong lĩnh vực thống kê ở địa phương.giúp UBND và
chủ tịch UBND trong công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật cán bộ.
Giúp
UBND trong việc xây dựng chương trình công tác, kế hoạch hoạt động của
UBND.Thừa lệnh chủ tịch UBND phân công cán bộ UBND thực hiện nhiệm vụ theo đúng
nội dung chỉ đạo của chủ tịch.Tổ chức đăng ký lịch làm việc của cán bộ UBND và
theo dõi lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế- văn hóa xã hội-
an ninh quốc phòng ở địa phương; Tham mưu giúp UBND và chủ tịch UBND trong việc
chỉ đạo triên khai thực hiện nhiệm vụ ở địa phương.
Giúp
UBND dự thảo văn bản trình các cấp có thẩm quyền và làm báo cáo gửi cấp trên.
Quản
lý sổ sách, giấy tờ và lập hồ sơ lưu trữ, thông kê biến động cán bộ, công chức
xã.
Giúp
UBND trong công tác mua sắm và quản lý tài sản công của cơ quan. Quản lý và
điều hành các hoạt động của văn thư, bảo vệ, bưu tá cơ quan.
Giúp
HĐND xã tổ chức các kỳ họp, giúp UBND tổ chức tiếp dân, tiếp khách và nhận đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân chuyển cho HĐND và UBND hoặc các cấp có thẩm
quyền để giải quyết.
Đảm
bảo các điều kiện vật chất phục vụ kỳ họp HĐND và các điều kiện vật chất cho công
việc của UBND.
Giúp
HĐND và UBND trong công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND ở địa phương theo đúng
quy định của pháp luật và công tác được giao.
Giúp
Chủ tịch UBND trong công tác tiếp công dân tại trụ sở UBND xã
1.5. Tư pháp – hộ tịch
1.5.1 Ông A- JơWa
Giúp UBND trong công tác hòa giải, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật.Theo dõi việc chấp hành pháp luật của nhân dân, Việc
thực hiện hương ước , Quy ước ở các thôn.Giúp UBND trong công tác thi hành án ở
địa phương.
Thực
hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật, quản lý tư
pháp, thông kê tư pháp ở xã.
Phụ trách lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật tại 6 thôn Kon tu1, Kon Tu 2, Tập đoàn 1 , Kon Xút, Kon H Ring,
Đắkhà.
Giúp
UBND trong việc phối hợp với các các cơ
quan tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã.
Chấp
hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu, chế độ
báo cáo theo quy định.
Thực
hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
1.5.2. Ông Trịnh Lê Văn
Giúp
UBND trong công tác thẩm định các văn bản chuẩn bị ban hành theo đúng quy định
của pháp luật.
Phụ trách lĩnh
vực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại 07 thôn Kon Pắt, Kon Lang, Kon
replang, Kon jowdreH, Kon gur, Kon Drei, Đăk Hưng.
Giúp
UBND thực hiện công tác chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo quyền sử dụng
đất, bất động sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Chấp
hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu, chế độ báo
cáo theo đúng quy định.
Thực
hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo đúng quy định.
Phụ
trách thêm công tác giảm nghèo tại xã. Giúp UBND trong công tác giảm nghèo ở
địa phương.Thống kê danh sách hộ nghèo hàng năm, phối hợp cùng cơ quan cấp cấp trên cấp các mặt
hàng hỗ trợ của Nhà nước cho hộ nghèo. Chủ động tham mưu, đề xuất, xây dựng
phương án giảm nghèo ở địa phương.
1.6.
Tài chính - kế toán: Ồng hồ Kim Nghiêm, ông: A-Hêng
Xây
dựng dự toán thu, chi ngân sách ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giúp UBND trong
việc dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm, kiểm tra các
hoạt động tài chính khác của xã.
Thực
hiện việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công của xã theo đúng quy
định.
Tham mưu cho
UBND trong việc khai thác các nguồn thu, đôn đốc thu ngân sách ở cơ sở, thực
hiện các hoạt động tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra các
hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện nhiệm vụ
theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.
Thực hiện việc
chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện đúng quy định việc quản lý quỹ tiền mặt
và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nước đề xuất, nhập quỹ. Báo cáo công tác tài
chính theo đúng quy định.
1.7.
Địa chính - xây dựng: Bà Đỗ Thị Lan
Lập
sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất đai
trên địa bàn xã.
Giúp
UBND trong việc hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia
đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất đai
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì
có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã
được phê duyệt.
Thẩm
tra, lập văn bản để UBND cấp xã trình UBND cấp trên quyết định về giao đất, thu
hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
Thu
thập số liệu, tài liệu về số lượng, chất lượng đất đai; tham gia xây dụng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai
theo thời gian và mẫu quy định.
Bảo đảm hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa
giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm
kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại trụ sở UBND xã, các mốc lộ giới …
Tham
mưu cho UBND xã quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây
dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.
Tuyên truyền giải thích, hòa giải tranh chấp
về đất đai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân về đất đai, trình
cấp có thẩm quyền giải quyết; thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường
hợp vi phạm đất đai để kiến nghị UBND cấp xã xử lý.
Phối
hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập bản đồ địa giới hành
chính, giải phóng mặt bằng.
1.8.
Trưởng công an xã
Tổ
chức, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng công an xã, nắm
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Tham mưu, đề xuât với cấp trên về các
chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức
thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phối
hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới an
ninh trật tự cho nhân dân. Hướng dẫn tổ chức quần chúng làm công tác an ninh,
trật tự trên địa bàn quản lý.
Tổ
chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các vi
phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn
của công an cấp trên.
Tổ
chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn
giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy; quản lý hộ khẩu; kiểm tra các quy
định về an ninh trật tự trên địa bàn theo thẩm quyền.
Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo
quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
Chỉ
đạo việc bảo vệ hiện trường, bắt người phạm tôi quả tang, tổ chức bắt người có
lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật;
tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên công an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.
Tuần
tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở
địa bàn theo hướng dẫn của công an cấp trên.
Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong
sạch, vững mạnh và thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp ủy đảng, UBND xã, công
an cấp trên giao.
1.9.
Chỉ huy trưởng quân sự: Ông A - Troa
Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền
xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, quân sự xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động
viên.
Xây
dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp luật. Huấn luyện
quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lực lượng dân quân; xây dựng kế hoạch
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên và các
kế hoạch khác liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quan sự; phối hợp với các đoàn
thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân
sự trên địa bàn.
Phối hợp với cơ quan Quân sự huấn luyện quân
dự bị theo quy định.
Tổ
chức thực hiện đăng ký,quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự,
quân dân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động
viên gọi thanh niên nhập ngũ.
Chỉ
đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo
vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục
thiên tai, sơ tán, cứu nạn.
Phối
hợp với các đoàn thể trên địa bàn giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng,quân sự
và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự.
Có
kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội thực hiện nền quốc
phòng gắn với nền an ninh nhân dân,thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các
tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ, quân nhân dự bị theo quy
định.
Tổ
chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng, bảo quản vũ khí trang bị, sẵn
sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ
kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã.
1.10.
Văn hóa - xã hội
1.10.1.
Văn hóa - Thể thao ( Ông A - Nưu)
Giúp
UBND xã trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ
quần chúng. Duy trì các thiết chế văn hóa, trang trí các buổi hội họp của hệ
thống chính trị ở xã, các buổi mít tinh,
tọa đàm…
Thống
kê, đề xuất các cấp có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa,thôn văn hóa tiêu
biểu hàng năm.
Giúp
UBND trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước.
Giúp
UBND bảo vệ các điểm vui chơi, giải trí công cộng. xây dựng nếp sống văn
minh,gia đình văn hóa. Ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, âm mưu thủ
đoạn của kẻ địch, văn hóa đồi trụy và các tệ nạn xã hội khác.
Hướng
dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật trong hoạt
động văn hóa thông tin và thể dục thể thao.
Xây
dựng kế hoạch về công tác văn hóa thông tin về thể dục thể thao trình UBND xã
phê duyệt và thực hiện kế hoạch đó.
1.10.2.
Chính sách lao động: Bà Na Thị Thoan
Thống
kê dân số, lao động và tình hình các đối tượng được hưởng chính sách xã hội.
Hướng
dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính
sách ưu đãi, chính sách xã hội trình UBND xã giải quyết theo thẩm quyền.
Theo
dõi việc chi trả trợ cấp xã hội; phối hợp cùng các đoàn thể trong viêc chăm sóc
giúp đỡ các đối tượng chính sách, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng XH ở
cộng đồng dân cư.
1.11.
Giao thông, thủy lợi: Ông A - Lem
Giúp trong việc xây dựng kế hoạch huy động
nhân dân ra quân hàng năm tu sửa các công trình giao thông trên địa bàn và thực
hiện kế hoạch đó.
Kiểm
tra các tuyến đường liên nội thôn, cầu, cống, kênh mương và có kế hoạch tu sửa
khi có hư hỏng xảy ra. Giúp UBND xã trong công tác phòng, chống bảo lũ.
Thống
kế, kiểm tra các hộ dùng nước, kiểm tra và đề xuất xử lý các tổ chức, cá nhân
vi phạm hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn các tuyến kênh,mương…
1.12.
Chế độ hội họp và nộp báo cáo:
Báo
cáo tháng nộp vào ngày 26 hàng tháng,báo cáo quý nộp vào ngày 26 của tháng cuối
quý.
Ngày
20 hàng tháng họp giao ban cử các thôn. Chiều ngày 20 hàng tháng họp khối UBND
rút kinh nghiệm và triển khai công tác tháng tới và những công việc phát sinh
khác.
Trong
quá trình thực hiện, tùy theo tình hình nhiệm vụ cụ thể của địa phương, UBND xã
sẽ xem xét, điều chỉnh phân công công tác của các thành viên UBND cho phù hợp.
2. Chức
năng, hoạt động chủ yếu của đơn vị
Căn cứ vào Quyết định về việc giao chỉ tiêu kế
hoạch và dự toán ngân sách nhà nước từng năm của UBND thành phố Kon Tum, Căn cứ
vào nghị quyết Hội đồng nhân dân xã mà bộ phận Văn phòng- thông kê xây dựng kế
hoạch hoạt động cho UBND xã, sau đó các bộ phận chuyên môn dựa trên kế hoạch
tổng thể của UBND xã, xây dựng kế hoạch riêng cho từng bộ phận để hoạt động
nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch của UBND xã. Sau khi xây dựng xong kế hoạch
hoạt động, các bộ phận tiến hành triển khai công tác để thực hiện kế hoạch đã
đề ra định kỳ sơ kết 6 tháng để kiểm tra lại công tác thực hiện kế hoạch nhanh hay
chậm để kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo kế hoạch chung
của UBND xã. Sau 1 năm thực hiện kế hoạch sẽ báo cáo tổng kết công tác đạt được
trong năm những vấn đề cần rút kinh nghiệm và nhiệm vụ trong thời gian tới, sau
khi nhận được báo cáo của các ban nghành bộ phận văn phòng xẽ tổng hợp lại
thành một báo cáo tổng hợp công tác năm để báo cáo Hội đồng nhân dân xã và thể
hiện được tất cả các mặt công tác như:
Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - Văn hóa xã hội – An ninh quốc phòng.
2.1.Về kinh tế
Tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt bao nhiêu phần trăm , đạt bao nhiêu phần trăm so với
nghị quyết HĐND đề ra. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt bao nhiêu triệu đồng, Thu
nhập bình quân đầu . Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt bao nhiêu tấn.
Đạt bao nhiêu phần trăm kế hoạch thành phố giao. Bình quân lương thực đầu người
…
2.2. Về văn
hóa xã hội
- Triển khai
nhiệm vụ năm học ,cơ sở vật chất trường,có đảm bảo điều kiện dạy và học không.
+Tổng số học
sinh toàn xã hiện nay . Tỉ lệ học sinh ra lớp
+Tỉ
lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ %
+Tỉ
lệ tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỉ lệ %.
-
Y Tế: Thời gian qua tổng số lần khám
chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn là bao nhiêu lượt người khám, chương trình
khám chữa bệnh cho người nghèo
- Công tác
truyền thanh, văn hóa, thể dục thể thao tại địa phương. Tình hình xây dựng các
thiết chế văn hóa: Công tác văn hóa và thể dục thể thao tại địa
- Công tác
truyền thanh hiện nay toàn bộ hệ thống truyền thanh đã hỏng, không thể sử dụng
được. UBND xã đã kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền đầu
tư trạm truyền thanh mới cho địa phương.
- Công tác xóa đói, giảm
nghèo
2.3.Công
tác quốc phòng – an ninh – nội chính
- Công an ninh
+Công
tác an ninh trật tự xảy ra
bao nhiêu vụ, trong đó số vụ do thanh thiếu niên vi phạm gây ra , lập hồ
sơ xử lý mấy đối tượng;
+Tổng số thanh
thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật , Số thanh thiếu niên bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã;
+Tổ chức tuần
tra, kiểm xoát địa bàn, quản lý , tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn. Tuyên truyền việc hiện nghị quyết
về an toàn giao thông nông thônthường xuyên vận động nhưng chưa xóa bỏ được.
- Công tác
quốc phòng:
Tổ
chức củng cố kiện toàn lực lượng dân quân. Tổ chức huấn luyện dân quân . Lập
danh sách nam công dân sẵn sàng nhập ngũ, danh sách đủ điều kiện gọi khám . Tổ
chức giao quân. Củng cố, kiện toàn Hội đồng nghĩa vụ quân sự.
-
Công tác tư pháp:
+Thực
hiện nhiệm vụ ban hành quy định về ngày
tiếp dân của Chủ tịch UBND vào ngày 10
và 20 hàng tháng (Kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật).
+Nhận
và giải quyết Đơn kiến nghị của nhân
+Kết
quả tuyên truyền và phổ biến pháp luật thời gian qua thực hiện theo công văn
chỉ đạo của UBND thành phố về Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. xây
dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng quý, đồng thời giao
trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật ,Các
quy định của nhà nước về chính sách Pháp luật
- Lĩnh vực địa chính – Xây dựng:
+Tổng số hồ sở
tiếp nhận:
+ trong đó
giải quyết: bao nhiêu hồ sơ. Trong đó: Hợp thức hóa bao nhiêu hồ sơ. Chuyển mục
đích: bao nhiêu hồ sơ. Chuyển nhượng bao
nhiêu hồ sơ; Tặng cho quyền sử dụng đất bao nhiêu hồ sơ. Thừa kế bao nhiêu hồ sơ…
- Lĩnh vực tư pháp – Hộ tịch: Tổng hồ
sơ tiếp nhận là bao nhiêu trường hợp phân ra.
+ Đăng ký khai
sinh:
+ Đăng ký kết
hôn .
+ Đăng ký khai
tử
+ Thay đổi cải
chính hộ tịch
+ Cấp giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân
- Công tác chứng thứng thực:
Trong đó chứng thực bản sao, thu phí ,Chứng
thực hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, bảo lãnh quyền sử
dụng đất …
- Chính sách – Lao động: Đó tiếp
nhận, giải quyết bao nhiêu bộ hồ sơ.
2.4 khó khăn,
tồn tại, hướng khắc phục, phương hướng nhiệm vụ năm tới
Phần IV
Kết quả thực hiện
nhiệm vụ của UBND xã ĐắkBlà
1.Về kinh tế
Trong năm 2011 tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 16% so với năm 2010 là 15,2%, năm 2009 là 14,6% , đạt
102% nghị quyết HĐND. Tổng sản phẩm xã hội ước đạt 31 tỉ 525 triệu đồng, đạt
101,6% nghị quyết HĐND. Thu nhập bình quân đầu người 5.000.000 đồng, đạt 108,6%
nghị quyết HĐND. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 1191 tấn. Đạt 100.25%
kế hoạch thành phố giao. Bình quân lương thực đầu người 189kg. Tổng diện tích
gieo trồng 656,5 ha. Đạt
96,26% kế hoạch thành phố giao.
1.1. Kết quả
sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Trồng trọt: Vụ đông xuân tổng diện tích gieo
trồng có 90,5 ha, đạt 93,29 kế hoạch, đạt 75,41% nghị quyết HĐND. Trong đó lúa
nước có 68 ha, đạt 100% kế hoạch. Rau xanh 18 ha, đạt 72% kế hoạch. Đậu các loại 1,5 ha đạt 150% kế hoạch. Cây
ngô có 3 ha đạt 150% kế hoạch.
Vụ
mùa tổng diện tích gieo trồng có 569 ha, đạt 97,26% kế hoạch và đạt 91,47% Nghị
quyết HĐND. Trong đó lúa nước 127 ha,
đạt 101,6% so với kế hoạch. Lúa khô có
10 ha đạt 83,33% kế hoạch. Cây ngô có 29 ha đạt 58% kế hoạch. Cây mỳ có 380 ha,
đạt 102,7% kế hoạch. Rau xanh có 20 ha, đạt 80% kế hoạch. Các loại cây trồng
khác có 3 ha đạt 300% kế hoạch.
Cây
công nghiệp: Cây cao su có 570 ha đạt
150% kế hoạch, đạt 126,66% nghị quyết HĐND. Cà phê có 15 ha, đạt 100% kế
hoạch. Cây ăn quả và các loại cây khác
28 ha, đạt 147,36% kế hoạch.
1.1.2. Chăn nuôi và công tác thú y: Duy
trì việc chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Trong thời gian qua địa phương không
để xảy ra dịch bệnh. Tổng đàn heo
cho đến thời điểm hiện nay ước có 2300 con, đạt 153% kế hoạch. Đàn bò có ước có 1735 con, đạt 93,7 kế hoạch.
Tổng đàn gia cầm ước có 12700 con, đạt 106% kế hoạch năm 2011.
1.1.3. Quản lý và bảo vệ rừng: Thời
gian qua đã tổ chức truy quét vận chuyển lâm sản trái phép 05 đợt, phá được 24
lò than trái phép. Tổ chức kiểm tra phòng chống cháy rừng 04 đợt. Tổ chức tuyên
truyền Luật bảo vệ rừng với 12 đợt và 679 lượt người tham gia. Tổ chức hội nghị
phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã. Đã tiến hành xử lý 01 vụ vận chuyển lâm sản
trái phép tịch thu 1,1m3 gỗ chuyển về hạt kiểm lâm.
1.2. Tình hình
khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn và công tác giao thông
nông thôn: Trên địa bàn xã có 03 công trình thủy lợi phục vụ nước tưới, tiêu
trên địa bàn. Các công trình cơ bản đảm bảo nước tưới phục vụ công tác trồng
trọt. Về giao thông nông thôn toàn xã có
16 tuyến giao thông liên thôn với tổng chiếu dài 14,6 km. Trong đó 60% đoạn
đường là cấp phối. Thời gian qua được sự
quan tâm của thành phố đã bê tông hóa và trải nhựa thâm nhập một số tuyến trên
địa bàn. Tuy nhiên việc duy tu, bảo dưỡng còn gặp rất nhiều khó khăn như nhận
thức của nhân dân còn thấp trong việc tham gia duy tu, bảo dưỡng các tuyến
đường liên thôn, ngõ xóm. Tuyến đường vào thôn Kon Drei bãi cát khuyến học khai
thác bừa bãi, lấn chiếm đường đi, xe chở cát gây hư hỏng nặng một số đoạn đến
nay đã kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa sửa chữa.
1.3. Tình hình
thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm
Hiện
nay đang triển khai và thực hiện chương trình trồng cao su cho hộ nghèo với
diện tích 15 ha với 30 hộ tham gia, chương trình của thành phố hỗ trợ. Tỉ lệ
sống đạt 98%. Công tác khuyến nông trong thời gian qua đã tổ chức được 12 lớp
tập huấn với 348 học viên với các chương trình như công tác thú y, hướng dẫn
cạo mủ cao su, kỹ thuật chăm sóc giống cây trồng cho nhân dân trên địa bàn. Duy
trì công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi và hướng dẫn cơ cấu
giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
1.4.
Tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới
Đồ
án chương trình nông thôn mới UBND xã lựa chọn nhà thầu tư vấn là công ty Sê
Kông. Đã xây dựng xong cơ bản nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết và đã triển
khai thuyết trình đề án quy hoạch tại xã. Trong quá trình thuyết minh các ý
kiến đóng góp đề nghị công ty xem xét quy hoạch cho phù hợp đó là đất nghĩa
địa, bãi rác, sân bóng đá và đã được công ty Sê Kông ghi nhận và điều chỉnh
thiết kế. Trên cơ sở tình hình thục tế, địa phương đã đề xuất nhu cầu đạo
tạo, cần tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, giám sát. Nắm rõ cơ bản nội
dung chương trình nông thôn mới và
19 tiêu chí của chương trình nông
thôn mới. Đề xuất hỗ trợ kinh phí kịp thời để thuận tiện trong mọi hoạt động.
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng trong quân chúng nhân dân về việc
triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới. Tham mưu, đề xuất HĐND xã ban
hành nghị quyết về triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã.
1.5.
Tình hình xóa nhà tạm gắn với hỗ trợ xây
dựng nhà ở cho hộ nghèo
Trong năm đó xóa
được 14 nhà thuộc chương trình 167 của Thủ Tướng chính phủ. Hiện còn một nhà
đang xây dựng sẽ thưc hiện đến cuối năm
2011 hoàn thành.Khảo sát 37 nhà tạm và hiện đang xây dựng 11 căn nhà cho hộ
nghèo từ chương trỡnh của uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Kon Tum.
Trong công tác
này qua kiểm tra tình trạng một số hộ dân còn trông chờ, ỷ lại vẫn còn xảy ra.
Một số nhà thi công chưa đạt chất lượng như mong muốn.
1.6.
Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Hiện
tại trên địa bàn xã có 22 lò gạch ước cuối năm sản xuất được 10.350.000 viên,
đạt 103,5% kế hoạch, đạt 86,25% Nghị
quyết HĐND. Khai thác cát sỏi xây dựng ước đạt 11000m3 và đạt 220% so với kế
hoạch, đạt 100% nghị quyết HĐND. Gia công nhôm, sắt ước đạt 2400m2, đạt 80% kế
hoạch. Sản xuất tinh bột sắn ước đạt 86 tấn và đạt 86% kế hoạch, đạt 86% nghị
quyết HĐND. Nhìn chung tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
đã có bước chuyển biến tích cực, song quy mô phát triển còn nhỏ lẻ.
1.7. Tình hình
hoạt động và phát triển kinh tế hợp tác
xã: Hiện nay trên địa bàn chưa xây dựng mô hình kinh tế hợp tác xã. Trong
chương trình nông thôn mới tới đây sẽ xây dựng mô hình chương trình này.
1.8.
Công tác thu, chi ngân sách
1.8.1.
Thu ngân sách nhà nước ước tổng thu 1.134.081.000 đồng, đạt 263,7% so với kế
hoạch.
1.8.2.
Thu ngân sách xã tổng thu ước đạt
2.436.818.000 đồng, đạt 110% kế hoạch và đạt 108% nghị quyết HĐND.
1.8.3.
Về chi ngân sách tổng chi ngân sách ước đạt 2.436.818.000 đồng, đạt 137% kế
hoạch và đạt 133% nghị quyết HĐND.
1.9.
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn: Hiện nay công tác quản lý đất đai trên
địa bàn xã tương đối ổn định. Việc tham mưu và giải quyết các thủ tục hành
chính như kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về
quyền sử dụng đất của nhân dân nhanh gọn đúng thời gian quy định.
Công tác quản lý quỹ đất phần trăm, quản lý
quỹ đất quy hoạch trên địa bàn xã hiện nay còn một số vị trí đất phần trăm tại
các thôn là Đăk Hưng, Kon Gur, Kon Tu II, Kon Tu I và cánh đồng Đăk Kơ Wel. Số
quỹ đất này UBND xã đã rà soát, thống kê, báo cáo Trung tâm phát triển quỹ đất
và UBND thành phố. Những vị trí đất quy hoạch đất ở trong khu dân cư hiện đó
đóng cọc phân chia ranh giới và xin chủ trương cấp trên đưa vào giao cho nhân
dân. Hiện nay quỹ đất này đang cho một số hộ dân tại thôn thuê để trồng một số
cây trồng ngắn ngày theo từng năm một. Vị trí đất nông nghiệp tại cánh đồng Đăk
kơ Wel là đất trồng lúa, hiện nay UBND xã đang cho dân đấu thầu quản lý và sử
dụng theo từng năm.
2 .Về văn hóa- xã hội
2.1. Triển
khai nhiệm vụ năm học 2011 - 2012: Về cơ sở vật chất trường, lớp nhìn chung tại
04 trường trên địa bàn cơ bản đảm đảm điều kiện dạy và học. Tuy nhiên vẫn còn
thiếu một số phòng học tại trường tiểu học Bế Văn Đàn.
Tổng
số học sinh toàn xã hiện nay có 1550 em. Tỉ lệ học sinh ra lớp mầm non 5
tuổi có 194/194 đạt tỉ lệ 100%. Tỉ lệ
trẻ 4 tuổi ra lớp 99/199 đạt 49,8%. Đối với học sinh tiểu học tỉ lệ ra lớp đạt
100%. Đối với trung học cơ sở ra lớp đạt 92,8%.
Tỉ
lệ học sinh bỏ học chỉ có ở cấp 2 tồn
hàng năm với 127 em, chiếm tỉ lệ 11%. Riêng năm học 2011 – 2012 là có 47/616
chiếm tỉ lệ 7,8%.
Tỉ
lệ tốt nghiệp trung học cơ sở có 99/100
chiếm tỉ lệ 99%. Trong đó phổ thông có 81/82 đạt tỉ lệ 98,8%. Bổ túc 18/18 đạt
tỉ lệ 100%.
2.2.
Y Tế.
Thời gian qua tổng số lần khám chữa bệnh cho
nhân dân trên địa bàn là 3966 lượt người khám, trong đó tại trạm 3905 lượt,
chuyển viện 61 lượt. Chương trình tiêm chủng mở rộng tổng số cháu
trong diện tiêm là 180 cháu Trong đó số cháu đã
tiêm đủ liều là 121 cháu. Chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em – kế hoạch
hóa gia đình toàn xã tổng số phụ nữ sinh tại trạm là 142 người, trong đó sinh
lần 3 có 58 người. Chương trình phòng
chống suy dinh dưỡng tổng số cháu độ tuổi từ 0 đến 5 là 945 cháu. tỉ lệ suy
dinh dưỡng là 24,5%, so với năm 2010 giảm 1%. Ngoài ra các chương trình phòng,
chống các bệnh xã hội, chương trình phòng chống HIV, AIDS… đều được quan tâm và
duy trì tốt. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại xã là 2,9%.
Thuốc
vật tư y tế cấp trên đã cung ứng thuốc đầy đủ để phục vụ nhân dân trên địa bàn
xã. Sử dụng thuốc hợp lý an toàn, không để xảy ra mất mát hư hỏng, trang thiết
bị cơ bản đảm bảo phục vụ nhân dân tại trạm. Tổ chức giám sát dịch bệnh tại
13/13 thôn. Triển khai khám chữa bệnh
cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và triển khai các chiến dịch trên địa bàn.
2.3.
Về chính sách an sinh xã hội: Nhân dịp tết nguyên đán, ngày thương binh liệt
sỹ, tết trung thu năm 2011…UBND xã đã
nhận quà và cấp cho các đối tượng chính sách, các hộ nghèo trên địa bàn
với 590 xuất quà tổng trị giá:
151.000.000đ.
2.4.
Công tác xóa đói, giảm nghèo: Tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã có 486 hộ với
2.270 khẩu. Tỉ lệ hộ nghèo chiếm 38,9% so với tổng số hộ toàn xã. Trong đó hộ dân tộc thiểu số có 442 hộ. Thời
gian qua được sự quan tâm của các cấp đã hỗ trợ nhiều chương trình giúp hộ
nghèo trên địa bàn thoát nghèo như chương trình hỗ trợ gạo, hỗ trợ giống cây
trồng, vật nuôi, hỗ trợ phân bón. Hỗ trợ tiền điện thắp sáng, hỗ trợ cho học
sinh hộ nghèo theo học tại các trường trên địa bàn.
3.Công tác quốc phòng- An ninh – Nội chính
3.1 . Công tác
an ninh trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh trật tự xảy
ra 25 vụ so với năm 2010 là 15 vụ, năm
2009 là 11 vụ, trong đó 16 vụ do thanh thiếu niên vi phạm pháp luật gây ra
với 29 đối tượng. Hầu hết số thanh thiếu niên vi phạm đều là
người dân tộc thiểu số tại các thôn. Công
an xã đó lập hồ sơ xử lý 27 đối tượng, ra quyết định giáo dục tại xã 01 đối tượng, chuyển công an cấp trên xử lý 5 vụ. Giao cho thôn tổ chức hòa
giải 1 vụ. Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 27 đối tượng,
với số tiền nộp phạt là 16.835000đ
( Mười sáu triệu , tám trăm ba mươi năm ngàn đồng ) nộp về kho bạc nhà
nước tỉnh Kon Tum.
Tổng số thanh
thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật là 38. Số thanh thiếu niên áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã 04 đối
tượng .
Công tác đảm
bảo an ninh trật tự tại các thôn làng thời gian qua hàng tháng công an xã có kế hoạch tham mưu cho UBND xã tổ chức tuần
tra, kiểm soát địa bàn, quản lý chặt chẽ các đối tượng có biểu hiện vi phạm và
vi phạm pháp luật. Tăng cường công tác nắm tình hình và tổ chức tuyên truyền,
phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn. Tuyên truyền
việc hiện nghị quyết 32 về an toàn giao thông nông thôn. Tuy nhiên tình hình an ninh trật tự tại các thôn đồng
bào dân tộc thiểu số chưa được ổn định
do một số thanh thiếu niên hư hỏng tụ tập, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng.
Tình trạng trộm cắp vặt thường xuyên xảy ra. Tà đạo Hà mòn tại thôn Kon Drei
vẫn lén lút hoạt động mặc dù các cơ quan cấp trên, đơn vị kết nghĩa, Đảng ủy,
chính quyền địa phương thường xuyên vận động nhưng chưa xóa bỏ được.
3.2. Công tác
quốc phòng
Tổ
chức củng cố kiện toàn lực lượng dân quân, tổng số lực lượng dân quân xã có 57
người. Tổ chức huấn luyện dân quân kết quả đạt loại khá. Lập danh sách 248 nam
công dân sẵn sàng nhập ngũ, danh sách đủ điều kiện gọi khám 40 người. Tổ chức
giao quân 15 công dân đạt 107% chỉ tiêu giao. Củng cố, kiện toàn Hội đồng nghĩa
vụ quân sự. Phối hợp cùng thành đội tiến hành xử phạt hành chính 02 đối tượng
trốn nghĩa vụ quân sự.
3.3.
Công tác tư pháp
Thực
hiện nhiệm vụ tiếp dân UBND xã đã ban
hành quy định về ngày tiếp dân của Chủ tịch UBND xã vào ngày 10 và 20 hàng tháng
(Kể cả ngày lễ và ngày chủ nhật). Trong đó đó tiếp được 32 lượt người.
Đơn
kiến nghị đó nhận 06 đơn liên quan đến
đất đai và 30 kiến nghị trực tiếp liên quan đến tranh chấp đất giữa người dân
và Sư đoàn 10. Trong đó đó hòa giải thành 6 đơn còn các kiến nghị trực tiếp của
người dân phải chờ các cơ quan chức năng giải quyết. UBND xã đó phối hợp với Sư
đoàn 10 tổ chức tuyên truyền hạn chế việc lấn chiếm đất của Quốc phòng. Khó
khăn trong công tác này là một số bộ phận người dân chưa nắm rõ các quy định
của Luật khiếu nại, tố cáo. Tình trạng vội vàng ảnh hưởng đến sự điều hành của
chính quyền trong công tác này. Thời gian qua việc khiếu kiện liên quan đến đất
đai đều được giải quyết và hòa giải tại cơ sở, có một số trường hợp phải chuyển
lên cấp trên. Bên cạnh những thuận lợi còn một số trường hợp khiếu kiện kéo dài
như tranh đất Sư đoàn 10 quản lý, đất liên quan đến công ty cao su Kon Tum.
Trước mắt thời gian tới đây UBND xã sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng
hơn cho nhân dân các thôn về Luật khiếu nại, tố cáo.
Kết
quả tuyên truyền và phổ biến pháp luật thời gian qua thực hiện theo công văn
chỉ đạo của UBND thành phố về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. UBND xã
xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng quý, đồng thời giao
trách nhiệm cho các thành viên trong Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật
của xã tổ chức tuyên truyền vào các ngày thứ hai chào cờ tại các thôn.
3.4.
Công tác xây dựng củng cố chính quyền và cải cách hành chính: Nhiệm kỳ
2011-2016 hội đồng nhân dân xã đã tiến hành bầu chủ tịch, phó chủ tịch UBND và các thành viên UBND theo đúng quy
định.
Nhìn
chung hoạt động của chính quyền dần đi vào nề nếp và đảm bảo quy định hiện
hành. Đội ngũ cán bộ đáp ứng được nhu cầu về trình độ chuyên môn, phẩm chất
chính trị, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Hiện đang dần trẻ hóa đội ngũ cán
bộ và nâng cao trình độ cho cán bộ thuộc 19 chức danh.
Thời
gian qua trên cơ sở quy định về tổ chức và hoạt động thôn tổ dân phố, UBND xã
thường xuyên quan tâm đến công tác này. Hoạt động của các thôn đã đi vào nề nếp
góp phần xây dựng xã nhà phát triển. Đang tiếp tục tiến hành trẻ hóa đội ngũ
cán bộ là thôn trưởng các thôn.
Công
tác cải cách hành chính cũng đã được sự đầu tư, và quan tâm nhằm phục vụ tốt
nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân khi đến liên hệ giải quyết công việc.
Duy trì lịch tiếp dân tại trụ sở làm việc.
Tiến
hành họp đánh giá, phân loại cán bộ, công chức xã, đánh giá chất lượng hoạt
động của chính quyền, của bộ phận “ Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả’ theo đúng trình tự quy định.
Tình
hình tổ chức và hoạt động của “ Bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết
quả’ theo cơ chế “ một cửa” thời gian qua đã cơ bản đi vào nề nếp, phục vụ
nhân dân và các tổ chức đến liên hệ giải quyết công việc. Đã niêm yết các thủ
tục hành chính, hòm thư góp ý, các loại bảng biểu theo quy định, kết quả đạt
được như sau:
3.4.1. Lĩnh vực địa chính – Xây dựng
-
Tổng số hồ sở tiếp nhận: 158 hồ sơ
-
Đó giải quyết: 158 hồ sơ. Trong đó: Hợp thức hóa 12 hồ sơ. Chuyển mục đích: 0
hồ sơ. Chuyển nhượng 82 hồ sơ; Tặng cho quyền
sử dụng đất 9 hồ sơ. Thừa kế 03 hồ
sơ. Xin phép xây dựng 16 hồ sơ.
3.4.2. Lĩnh vực tư pháp – Hộ tịch:
Tổng hồ sơ
tiếp nhận là 384 trường hợp trong đó:
+
Đăng ký khai sinh: 242 trường hợp.
- Trong đó: Nam 104, nữ 138.
Đăng ký quá hạn 69 trường hợp.
Đăng ký lại 9 trường hợp. Con cha
mẹ không đăng ký kết hôn 03 trường hợp.
+
Đăng ký kết hôn 53 trường hợp.
+
Đăng ký khai tử 18 trường hợp ( Nam
14, Nữ 04 ).
+
Thay đổi cải chính hộ tịch 35 trường hợp ( Nam 14, Nữ 21)
+
Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: 36
trường hợp; ( Nam
21, Nữ 15)
3.4.3. Công tác chứng chứng thực
Đã
chứng thực: 2840 trường hợp các loại. Trong đó chứng thực bản sao: 2740 trường hợp, thu phí 18.200.000đ. Chứng
thực hợp đồng thế chấp, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, bảo lónh QSDĐ 100 trường hợp, thu phí 2.590.000đ.
3.4.4 .Công tác hộ khẩu
Làm thủ tục tách hộ khẩu 29 trường hợp. Thủ
tục chuyển đi 10 trường hợp. Thủ tục chuyển đến 12 trường hợp. Thủ tục điều
chỉnh 5 trường hợp. Thủ tục nhập khai sinh 151 trường hợp. Thủ tục đổi sổ hộ
khẩu 8 trường hợp. Thủ tục xóa tên khỏi hộ khẩu 5 trường hợp .
Đăng
ký tạm vắng cho 23 trường hợp. Đăng ký tạm trú có thời hạn cho 72 trường hợp.
Lập biên bản,
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hộ khẩu là 51 trường hợp với
số tiền là : 9.450.000đ ( Chín triệu, bốn trăm năm mươi ngàn đồng )
nộp về kho bạc nhà nước Tỉnh Kon Tum.
4.Khó khăn tồn tại
4.1.
Về kinh tế: Công tác giải phóng hành lang an toàn giao thông đường bộ dọc quốc
lộ 24 qua địa bàn xã chưa thực hiện được tổng số hộ nằm trong hành lang cần
giải phóng trong phạm vi 5 mét là 202 hộ.
Trong
việc kê khai thuế của nhân dân trước đây chưa chặt chẽ. Trên địa bàn xã mới chỉ
có 4 thôn là thôn Tập đoàn 1, Kon Tu II, Đăk Hà và thôn ĐăkHưng đó đăng ký kê
khai và có tên trong bộ thuế. Các thôn còn lại chỉ mới một số hộ có biến động
mới đăng ký kê khai. Hiện nay một số hộ dân muốn đăng ký kê khai nhưng lại bị
truy thu, phạt dẫn đến việc kê khai thuế ban đầu rất khó khăn.
Quy
hoạch đất đai tại xã do Trung tâm quy hoạch phát triển nông thôn lập và đã được
UBND thành phố Kon Tum phê duyệt tại Quyết định số: 1232/QĐ-UBND ngày 15 tháng
07 năm 2008 có một số điểm chưa phù hợp .
Việc
thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn còn gặp một số khó khăn như:
Một số cán bộ ban quản lý còn lúng túng, chưa hình dung mục tiêu cụ thể của
chương trình nông thôn mới. Việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do nhận thức
của một bộ phận nhân dân còn thấp, còn trông chờ, ỷ lại. Công tác tuyên truyền
chưa thực sự sâu rộng để nhân dân hiểu và đồng tình ủng hộ việc thực hiện
chương trình xây dụng nông thôn mới.
Công
tác quản lý, bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả như mong muốn vì nhân dân thiếu
hiểu biết và không có ý thức trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Tình trạng chặt
phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra đặc biệt chương trình 134 cấp cho 26 hộ
tại thôn Kon Gur.
Một
số hộ dân sử dụng nguồn vốn vay sử dụng không hiệu quả. Nợ quá hạn còn nhiều.
Không đủ điều kiện trả lãi xuất hàng tháng.
4.2. Công tác
văn hóa xã hội
Tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học vẫn còn
xảy ra. Hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh chiếm tỉ lệ thấp. Chương trình 148
nuôi nhốt gia súc thực hiện còn kém chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn tình trạng
nuôi thả rông gia súc.
Nhận thức của nhân dân về pháp luật và chấp
hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một số bộ phận người
dân còn chưa cao.
Việc chấp hành và thực thi hương ước, quy ước
ở các thôn làng chưa thực sự đảm bảo.
Công
tác tuyền truyền, phổ biến pháp luật chưa đạt thực sự sâu rộng, tình trạng
khiếu kiện vẫn còn xảy ra nhiều.
4.3. Công tác an
ninh quốc phòng và nội chính
Tình
hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra, việc chấp hành Luật
giao thông đường bộ ở một số bộ phận người dân chưa nghiêm. Trộm cắp vặt
thường xuyên xảy ra. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật xảy ra còn
nhiều.
Do
điều kiện phòng riêng chưa có và các loại đầu sách văn bản pháp luật còn thiếu
nhiều cho nên số lượng người đến với tủ
sách pháp luật còn ít.
Tà
đạo Hà mòn vẫn còn hoạt động lén lút tại thôn Kon Drei gây chia rẽ khối đại
đoàn kết, chia rẽ tôn giáo.
Trường
hợp sinh con không làm giấy khai sinh, không đăng ký kết hôn, không khai tử,
không nhập khẩu và xóa tên khỏi hộ khẩu vẫn còn xảy ra.
Việc khiếu kiện của một số
nhân dân có đất góp vào liên kết trồng cao su với Công ty cao su Kon Tum vẫn còn
xảy ra đặc biệt là 2 thôn Đăk Hưng và Đăk Hà đó kéo dài từ năm 2005 đến nay.
Tranh chấp đất trong khu vực đất Trung đoàn 28, Sư đoàn 10 quản lý giữa nhân dân
và Sư đoàn 10 chưa giải quyết xong đặc biệt là nhân dân thôn Tập đoàn 1.
5. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012
Mục
tiêu tổng quát: Tổng dân số đến cuối năm có 1290 hộ và 6430 người. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 16,2%. Tổng sản phẩm xã hội
đạt 33,5 tỉ đồng. Thu nhập bình quân đầu người 5.200.000 đồng. Tổng sản
lượng lương thực cây có hạt đạt 1222 tấn. Bình quân lương thực đầu người 190kg.
Tổng diện tích gieo trồng 656,5 ha.
5.1. Kinh tế
Tổng
diện tích gieo trồng vụ đông xuân 100 ha, trong đó lúa nước có 68 ha. Tổng diện
tích gieo trồng vụ mùa 575 ha. Trong đó lúa nước có 130 ha.
Cây
cao su đến cuối năm có 580 ha. Cà phê 15 ha. Cây ăn quả, cây bời lời và các cây
trồng khác 30 ha.
Tổng
đàn bò có 1800 con. Đàn heo có 2600 con, đàn gia cầm 13000 con.
Sản xuất gạch đạt 10,3 triệu
viên. Cát xây dựng khai thác 10000m3. gia công nhôm, sắt 2600m2. Sản xuất 90
tấn tinh bột sắn.
Duy
trì việc việc triển khai công tác tiêm phòng, khử trùng cho đàn gia súc, gia
cầm, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa.
Duy
trì thường xuyên công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Tiếp tục tuyên
truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm lâm
luật.
Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, vận động sâu
rộng trong nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Làm
tốt công tác quản lý đất đai ở địa phương, nâng cao nhận thức của nhân dân về
các quy định của pháp luật liên quan đến đất đai.
Thống kê cụ thể các số liệu về kinh tế, văn
hoá xã hội ở các thôn trên địa bàn.
Hoàn thành việc lập kế hoạch rà soát vị trí
đất để lập phương án giãn dân tại thôn KonDrei.
5.2.
Văn hóa xã hội
Duy
trì việc tuyên truyền, vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh khu dân cư và khu
trung tâm văn hóa của thôn.
Tổng kế năm học 2011 – 2012. Tổ chức sinh hoạt
hè cho các em học sinh, chuẩn bị khai giảng năm học 2012 - 2013 đảm bảo.
Duy trì thường xuyên công tác hoạt động của
Trung tâm học tập cộng đồng xã Đăkblà.
Tiếp
tục vận động các em học sinh, các gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho các em
theo học văn hóa đảm bảo.
Tiếp
tục vận động nhân dân hoàn thành chương trình 148. Vận động các hộ dân xây
dựng hố xí hợp vệ sinh.
Tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của nhân
dân về pháp luật và chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
Chuẩn
bị tốt các điều kiện, vật chất để HĐND xã tổ chức kỳ họp lần thứ 4 và 5 nhiệm
kỳ 2011-2016.
Tổng
điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012.
5.3. An Ninh
Quốc Phòng, nội chính và một số công tác khác
Duy trì lịch trực thường xuyên của lực lượng
công an và xã đội. Chú trọng đến dịp lễ, tết cuối năm.
Tiếp tục tăng cường triển khai Nghị Quyết 32
của Chính Phủ về an toàn giao thông. Tiếp tục thực hiện kế hoạch 17 của UBND
thành phố về quản lý, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
Củng cố và xây dựng lực lượng công an xã đảm
bảo có chất lượng.
Duy
trì thường xuyên lịch trực tại cơ chế một cửa, lịch tiếp dân. Chấp hành nghiêm
túc các quy định về văn hóa công sở.
Duy trì việc thực hiện tiết kiệm và chống lãng
phí trong cơ quan.
Phân loại, đánh giá cán bộ, công chức và phân
loại đánh giá hoạt động của chính quyền.
Kết luận
Củng cố vững
chắc chính quyền cơ sở, hạn chế thấp nhất những vi phạm hành chính là một trong
những khâu cơ bản tạo nền tảng cho sự phát triển và đi lên của đất nước. Chống lại
các thế lực thù định, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội là
một việc cần thiết mà bất cứ nhà nước nào cũng cần phải có. Do đó, mọi công dân
phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức
có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc cơ quan về ý thức bảo vệ và tuân thủ theo
pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội. Từ đó, chúng ta đã góp phần xây
dựng đất nước ngày càng tốt đẹp, vững chắc hơn.
Mặc dù em đã
cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế em rất mong nhận được sự
góp ý của giáo viên hướng dẫn cũng như nhà trường để em khắc phục những điểm
yếu .em xin trân thành cám ơn.
Trên đây là
báo cáo tổng hợp của em tại xã ĐắkBlà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét