Chọn chim:
Chọn chim chào mào có
nhiều khuynh hướng chọn chim tập trung vào 2 mục đích thứ nhất chọn chim hót,
thứ hai chọn chim để bãy( chim mồi). Chim hót bộ cánh phải thật đẹp mặt, mũi,
lông , thân phải chuẩn như dáng đứng thẳng , mũ cao, cánh đuôi dài... Chim mồi chủ
yếu chọn giọng hót hay, kéo được chim trời về lồng, bình thường chim mồi bộ
lông không đẹp vì bị nhốt trong lòng rập nên lông bị hư ít nhiều. cách chọn
chim trống đầu tiên nhìn dáng chim, chim trống thường đứng thẳng hơn chim mái,
dài hơn, đầu to hơn lông yếm đen hơn đẹp nhất là gần xát với nhau, yến rộng,
còn chim mái nhìn tròn hơn giống trái lê. Còn nhiều ban xem
lưỡi có đốm là chim trống thì mình không cùng quan điểm này.
![](https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQvbqz8xGZOMecMYUbvIq_S-a84kbX8KJnZOketMq6e2Dqgx8YW)
Chim bổi mới bắt về: mất 3 tháng để
"trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung
thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên
chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di
chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra.Tốt nhất nếu ae
nào có chim mái ép cùng lồng trùm áo lại sau 3 ngày tách ra khoảng một tuần sau
làm lại thì chim rất mam dạn và siêng hót. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều,
nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất
rồi
![](https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRwM0BpM6tzOPZTZ6UnpZIlbeT4DRmtE9Uv7KxYJUgQLk1r-moVbw)
Sau 3 tháng quân
trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp
xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn
bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ
việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện
- con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm
cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần
dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom
thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
Sau quá
trình trên thường thì chim sẽ thay lông
Dấu
hiệu chào mào thay lông: Bộ lông cũ có dấu hiệu khô và
sơ, khi tắm hay ước mưa thì bộ lông này ướt rất nhanh. Vào mùa thay lông thì các cộng lông cánh, ức, đuôi
sẽ rụng rải rác mỗi ngày mỗi ít và không đều đặn, lúc này lông mới đang muốn mọc ra và lông cũ muốn
rụng đi nên chim chào mào cảm thấy ngứa ngáy và hay rỉa lông vì ngứa ngáy khó
chịu. Đồng thời chim cũng xuống sức và ít hót, đấu đá hơn bình thường. Bởi sức
lực cũng như dinh dưỡng tập chung về phần phát triễn mọc lông mới.Lông
chim được hình thành từ phần lớn chất đạm và một phần canxi. Bởi thế để chú
chim có được bộ Lông đẹp ưng ý thì ngay khi cọng lông đầu tiên rớt xuống báo
hiệu quá trình thay lông đã tới, lúc này các bạn nên bồi bổ nhiều hơn thức ăn
tươi như cào cào, dế, trứng kiến và hoa quả. Tuyệt đối không cho chim ăn Sâu
tươi hoặc sâu khô vào thời kì này. Bởi sâu khô có tính nóng sẽ gây khô, quăn
lông khiến bộ lông ra sẽ xấu. Tắm
nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới
ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng
khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra. Hoa quả bổ xung
lượng vitamin giúp cho chim khỏe và Lông ra mướt đẹp. Trong lúc này cần bổ sung các loại hoa quả có màu đỏ
tốt nhất là hấp ca rốt cho chim ăn để bổ xung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ
nơi tách má và lông hậu môn của Chào mào. Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất
dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau. Có chú chỉ một tháng
là xong bộ lông, có chú 2,5 đến 3 tháng mới hoàn thành xong lông.Trong quá
trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường
sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay
lông, Có chú đang thay dở lông cánh, đuôi rụng xuống nhưng gặp thay đổi bất ngờ
nên ngưng lại khiến bộ lông xấu xí. Đến 1 hoặc 2 tháng sau mới tiếp tục quá
trình thay lông.
Kết thúc quá trình thay lông là đến
tập dợt, bắt đầu chế độ tập dượt.
Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi
thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim
sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi
triển". Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến
nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những
lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn
thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả
bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không
phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu
khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp
gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có
khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải
giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở
áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà
làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy
thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của
nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần
là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm
hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức
chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim
sành. Lúc này thì chỉ có hưởng thụ thôi.
Sau
khi đã có chú chơi tốt,
các bạn đã có thể thỏa chí cùng anh chị em tham gia cafe, cội chim để dợt dãi,
chiêm nghiệm, thưởng thức. Nhưng cái đỉnh của Thú chơi đâu đã hết! Cái đỉnh thú
vị nhất của nghề chơi là được cùng Chú chim của mình ngao du Sơn Thủy chinh
phục chim trời. Đó là cái thú chơi Mồi Lồng. Công việc đầu tiên khi ta muốn luyện chào mào bổi thành chim mồi là lựa chọn được những chú chào mào có nhiều triển vọng.
Tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành
một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức ko phải
là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau
mỏ ( hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh
nhẹn và "đầu gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà
cũng ko sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến, những chú chim như thế khi ra rừng sẽ ko
sợ một chú chim nào, kể cả những chú chim trận già rừng. Khi chọn được những
chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến, lúc này nếu được những
chú cao to, dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì ko còn gì bằng.
Bổ
xung thêm trong công tác huấn luyện Chào mào mồi , khi đi bẫy xa để tiện lợi
cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo ,
anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao , những cách này
đều ko có gì để phải bận tâm . Việc sử dụng sào treo , đặc biệt là sào rút thì
tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị
và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú
mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào . Có những chú mồi chiến
, chinh chiến mấy năm trời ko ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng
loại sào này khi đi bẫy , ko quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến chào
mào mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử
dụng bằng lồng bẫy inox , chú chào mào khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị
xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây
ra sẽ khiến chào mào hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy , sau này rất khó cho
chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang thì chú chào mào của ta
ko còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa, cách huấn luyện cũng khá đơn giản
, khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần
các bác cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua
lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho chào mào quen với hình ảnh mình
cầm sào mà ko gây nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng
ngại phải ko ạ .... có cách đây ... để cho Chào mào quen với sự chuyển động của
sào các bác buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một
đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và
thả ra ... sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến
cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng ko thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi
ngồi chơi với chào màovà chăm sóc nó lúc nào cũng có cái sào ở bên và thỉnh
thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta
có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen ) ..
khi chào mào thuần thì việc đi bẫy với sào rút ko còn là vấn đề lo ngại nữa.
Vì vậy thú chơi chim cùng nhiều công phu
việc chơi chim chào mào là loại chim dẽ nuôi nhất như mình hay nói đó là
chim nhà nghèo.
![](https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ7gbWUAqTwWE4ERXTuVQyIZ-UO2LxBtpwVxC-MHPdJEBdG0Ojk)
Chúc các bạn thành công.
https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0CC0QFjAA&url=http%3A%2F%2Fdantri.com.vn%2F&ei=Hv9iU9i1K4yHogT0q4CgDQ&usg=AFQjCNEsjA4fOIZy32p2bxd8FD8wy7XjdQ&sig2=Cj2ZeSdXz50K0vJ-CSpQnw&bvm=bv.65636070,d.cGU