Mua xe cũ là một phương án rất nhiều người nghĩ đến, bởi có thể
tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tuy nhiên không phải ai cũng có kinh nghiệm
lựa chọn một chiếc ô tô đã qua sử dụng. 16 bước sau đây có thể sẽ giúp ích cho
nhiều người khi quyết định tìm mua một chiếc ô tô cũ.
Thích Tiền ít, Muốn Mua Xe Ô Tô tốt
Tiền ít nhưng muốn mua xe tốt, điều
này nghe như một nghịch lí nhưng lại là thực và hoàn toàn có thể đạt được.
Những
kinh nghiệm dưới đây dành cho dân muốn mua xe đã qua sử dụng an tâm khi đi mua
xe, tránh được những khuyết tật và thất vọng, thiệt hại về sau, nhất là những
người mua xe lần đầu.
Xác định ngân sách:
Điều đầu tiên cần xác định là bạn sẽ dành
bao nhiêu tiền để mua xe cũ. Việc này rất quan trọng vì nó quyết định rằng bạn
sẽ chọn được các mẫu xe nào. Và với số tiền đó, bạn có thể mua được một chiếc
xe mới nào không. Ví dụ với 500 triệu, sẽ rất khó để mua một chiếc xe mới,
ngoài những chiếc mini car như Mitsubishi Mirage, Hyundai Aveo, Kia Morning,
hay cùng lắm là Forte 1.6 MT. Nhưng nếu chọn xe cũ thì với số tiền đó bạn có
thể chọn Honda Civic 1.8 đời khoảng 2008, hay Ford Escape, Chevrolet Captiva và
rất nhiều mẫu khác cũ hơn. Khi ngân sách của bạn là dưới 300 triệu, lựa chọn bị
hạn chế lại, nếu dưới 4 năm tuổi thì chỉ có thể là những mẫu xe mini car, hoặc
các dòng xe khác thuộc hạng cao cấp hơn nhưng đời xe chủ yếu là trước 2002.
Chọn
mua “Xe Ô Tô cũ mà Chất Lượng như Ô Tô Mới”
A.
Kiểm tra tĩnh
Khi đi mua xe, bạn thường lưu ý đến
“đời xe”. Điều này không sai nhưng nếu tuân thủ máy móc quá, đôi khi phải trả
giá.
Với xe hơi, cốt cách nó là một hệ
thống máy cơ học. Khi dùng, nó sinh nhiệt và mài mòn nên dù chưa có bệnh tật,
đâm đổ gì nhưng chỉ số này báo hiệu thời kỳ “thoái hóa, biến chất” nằm ngay sau
đó. Xe có thể chạy tốt được… vài tháng nữa, sau đó sinh bệnh suốt ngày, rất khó
chịu.
Trong những xe được bán, yếu tố “sử
dụng ít” rất nhiều. Có nhà đi công tác nước ngoài liên miên, xe “nghỉ hưu” rất
nhiều thời gian, nay bị “đề mốt” muốn bán để mua xe mới. Có nhà lại xuất phát
từ hoàn cảnh, ví như chủ xe chỉ mua về để đó rồi đi xe… gắn máy vì đi xe hơi
quá bất tiện (Hà Nội, Sài Gòn thường có cảnh này), nay bán đi cho “rảnh nợ”. Có
xe bị cầm cố, thế chấp liên miên hoặc bị cơ quan hữu trách chế tài, hạn chế sử
dụng, lưu kho…
1. Làm sao biết xe ít sử dụng?
Có rất nhiều “bằng chứng” để biết xe
đã sử dụng nhiều mà không cần nhìn vào đồng hồ hiển thị km, vả lại đồng hồ km
là thứ người ta có thể điều chỉnh được, nên nếu tin vào đó nhiều khi sẽ thiệt
thòi.
2. Tham khảo mặt
bằng giá trên thị trường:
Việc tham khảo mặt bằng giá cả hiện nay có thể thực hiện dễ dàng
thông qua các trang thương mại điện tử. Bên cạnh mặt bằng giá xe cũ, bạn cũng
nên xem thêm bảng giá xe mới để lấy đó làm cơ sở đối chiếu, tránh trả hớ. Xe
mới hoàn toàn hiện bán 800 triệu, thì một chiếc xe cùng dòng đã qua sử dụng 4
năm, chạy trên 50.000km, không thể rao giá trên 700 triệu. Ngoài yếu tố chất
lượng còn lại, giá bán của một chiếc xe cũ còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất giá của
chúng trên thị trường. Hiện nay, xe của các thương hiệu Nhật như Honda, Toyota là những sản phẩm
có tỷ lệ mất giá ít nhất trên thị trường. Ngoài ra, nếu mua xe không quá cũ như
đời 1992-1994, thì một điểm cần chú ý là mẫu xe mà bạn chọn đã qua bao nhiêu
đời? Xe mới đang bán trên thị trường hiện nay có cùng thế hệ với chiếc xe cũ mà
bạn định chọn không? Lấy ví dụ, vào thời điểm tháng 4 năm 2012, giá của một
chiếc Honda Civic 2.0 cũ đời 2009 (3 năm sử dụng) vẫn còn khá cao, bởi lúc đấy
Honda Civic mới bán trên thị trường vẫn cùng mẫu thiết kế với chiếc xe cũ mà
bạn định mua. Tuy nhiên, đến tháng 4/2014, khi Honda Civic thế hệ hoàn toàn mới
đã bán được hơn 1 năm, thì tỷ lệ mất giá của một chiếc Civic cũ đời 2011 (cũng
3 năm sử dụng) buộc phải lớn hơn bởi thiết kế của nó đã trở nên rất cũ vì sự
xuất hiện của Civic hoàn toàn mới. Tương tự, Mercedes-Benz C-Class cũ hiện nay
vẫn còn được giá, nhưng khả năng đến cuối năm nay thôi, những chiếc C-Class cũ
sẽ mất giá nhiều hơn trước sự xuất hiện của C-Class thế hệ mới. Điều này không
khác mấy so với việc iPhone 5 ra mắt thì iPhone 4 chắc chắn mất giá. Vì vậy,
nên tránh mua những chiếc xe cũ chuẩn bị thay đổi thiết kế với giá cao. Ví dụ
này cũng để nói rằng, vào thời điểm hiện tại, không nên trả hớ cho một chiếc
Toyota Vios cũ.
3. Nguồn xe:
Trên thị trường xe cũ hiện nay, nguồn xe cũng đã khá phong phú.
Bạn có thể tìm đến các đại lý chính hãng của các hãng xe có cung cấp các dịch
vụ về xe đã qua sử dụng như dịch vụ FordAssured của Ford Việt Nam, hoặc các
garage chuyên kinh doanh xe. Tại những nơi này, các mẫu xe cũ thông thường sẽ được
các đơn vị kinh doanh “dọn” lại khá kỹ càng trước khi rao bán cho khách, và tất
nhiên là người mua tìm đến những nơi này sẽ khó có cơ hội chọn được một mẫu xe
cũ còn tốt với giá hời, bởi các đơn vị kinh doanh như vậy định giá một mẫu xe
rất chính xác. Nguồn thứ hai mà những người muốn mua xe cũ có thể tìm đến là
các trang thương mại điện tử. Tại các trang này, đối tượng bán có thể chính là
các garage kinh doanh xe cũ, tuy nhiên không ít trong số đó là những chủ xe
trực tiếp đăng thông tin rao bán chiếc xe của mình. Nguồn thứ ba chính là những
chiếc xe của bạn bè, người thân hoặc quen biết. So với các nguồn trên thì nguồn
thứ 3 này là một trong những nguồn đáng chú ý và đáng tin cậy nhất, vì người
mua có thể dễ dàng nắm được các thông tin về dòng xe đời xe, tình trạng xe và
cả cách thức cũng như quá trình sử dụng của chủ xe.
4. Thông tin về xe:
Sau khi đã tìm và nhắm được một chiếc xe muốn xem, bạn nên tóm tắt
lại lý lịch của xe với các thông tin sau đây:
- Nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, đời xe, năm sản xuất, năm đăng ký,
nơi đăng ký.
- Các trang bị kỹ thuật và tiện nghi có trên xe. Điều này cũng
tương đối quan trọng. Hai chiếc xe cũ như nhau, chất lượng còn lại ngang nhau,
cùng năm sản xuất, cùng đời, cùng các đặc tính kỹ thuật cơ bản, nhưng khác nhau
về các trang bị tùy chọn bổ sung thì giá hẳn phải khác nhau.
- Số km đã đi: Đây là con số mà người mua không nên đặt trọn niềm
tin, chỉ nên xem đó là con số tham khảo, bởi người ta hoàn toàn có thể “tua”
công tơ mét ngược lại. Tùy từng chủ xe, người đi ít thì một năm xe chỉ chạy
khoảng 5-7 nghìn km, trung bình vào khoảng 10-20 nghìn km, và nhiều thì có thể
chạy trên 30 nghìn km/năm. Tâm lý của người bán luôn muốn chứng tỏ là chiếc xe
của họ ít đi, nên nếu công tơ mét của một chiếc xe 5 năm tuổi đang hiện
30.000km thì bạn hãy đặt dấu hỏi, nhưng nếu nó hiện 150.000km, thì không nghi
ngờ gì nữa, nó đã đi ít nhất 150.000km. Với một chiếc xe 10-15 năm tuổi, mà
công tơ mét chỉ hiện 50.000 km thì tốt nhất là nên quên con số này đi.
- Giá bán: Trừ khi nó quá đắt, đắt một cách phi lý mà bạn thậm chí
không muốn xem qua xe bất kể chất lượng nó tốt thế nào, còn không hãy cứ để chủ
xe ra giá, nếu thấy ngưỡng giá có thể chấp nhận được thì cũng không nên trả giá
ngay khi chưa xem kỹ xe, bởi bạn có thể bị hớ. Ngoài ra, cũng nên đặt ra một số
nghi vấn nếu chiếc xe thuộc đời khá mới nhưng giá rẻ một cách bất ngờ so với
mặt bằng chung trên thị trường.
- Số khung (VIN), số máy, màu sơn của xe phải trùng khớp với thông
tin trên giấy đăng ký.
- Tình trạng đăng kiểm, bảo hiểm.
- Cách thức sang tên đổi chủ, phí trước bạ, cách thức thanh toán
và tổng số tiền phải thanh toán.
5. Quan sát tổng thể:
Đậu trên một bề mặt bằng, để quan sát độ cân bằng của thân xe. Với
những chiếc xe đã quá cũ, thân xe nghiêng không đều là chuyện tương đối phổ
biến. Những chiếc xe như vậy thì hệ thống treo có nhiều vấn đề. Những chiếc xe
dùng chưa quá 10 năm thì chuyện này hiếm gặp hơn. Hãy cân nhắc kỹ về những
chiếc xe bị nghiêng thân khi đậu trên mặt phẳng. Hãy thẳng thắn hỏi trực tiếp
chủ xe về tần suất sử dụng xe của họ, khu vực hay đi, những sự cố xe đã gặp
phải, các lần sửa chữa và những linh kiện đã thay thế. Nếu họ thật thà kể ra
các lần sửa chữa và các thứ đã thay, thì chắc chắn là chiếc xe đã được sửa chữa
ít nhất ngần ấy thứ, còn nếu người bán nói là chưa sửa gì thì cũng tránh tin
hoàn toàn mà phải tự mình kiểm tra.
6. Kiểm tra thân xe:
Hãy kiểm tra kỹ nước sơn, các vùng dễ va đụng trên xe như cản
trước, cản sau và hai bên hông xe. Tốt nhất là quan sát thân xe dưới ánh nắng
nhẹ ngoài trời, nhìn nghiêng để phát hiện các vết móp đã được gò lại hoặc sự
không đồng nhất của màu sơn. Kiểm tra thêm các khe hở lắp ghép như giữa cản
trước và cản sau với thân xe, các khe hở này có thể nói lên nhiều điều về lịch
sử va đụng của chiếc xe. Thông thường một chiếc xe chưa có va chạm nặng thì các
khe hở này sẽ đều ở hai bên. Với những chiếc xe cũ hơn nhiều thì nên chú ý đến
các điểm có khả năng bị hoen gỉ như trong hốc bánh, bậc cửa, gầm, trong khoang
máy, các khe trên vòm mui, khoang bánh dự phòng… Với những chiếc xe chưa quá 5
năm thì khả năng tìm được vết gỉ sẽ thấp, trừ khi chiếc xe thường xuyên bị để
ngoài mưa nắng. Quan sát kỹ đèn pha, kiểm tra mức độ đục của hộp đèn và chóa
đèn. Đèn pha tốt nhất không được sập bên trong khung đèn mà nên khít vừa vặn
với khuôn đèn. Kiểm tra các khi hở khi đóng cửa, gioăng cửa, thử đóng mở tất cả
các cửa xe
7. Kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh, treo, lái:
|
Bạn có thể kiểm tra sơ bộ ba hệ thống này bằng cách quan sát, càng
kỹ càng tốt để phát hiện ra các khiếm khuyết nếu có. Với hệ thống treo, cần
quan sát các dấu hiệu về sự rò rỉ dầu của giảm chấn, đồng thời thử đứng lên bật
cửa để nhún xe rồi lắng nghe các tiếng động nếu có. Với hệ thống phanh, hãy
kiểm tra đường ống dẫn dầu phanh xem liệu có bị rò rỉ, xem xét mực dầu phanh có
đúng chuẩn, đĩa phanh có mòn nhiều hoặc có rãnh? Đối với hệ thống lái, chú ý
quan sát thước lái và rô-tuyn bên dưới gầm xe xem có hay không dấu hiệu cong,
va đập hay rò đầu trên phớt thước lái, đồng thời kiểm tra thêm độ rơ của
vô-lăng. Khi kiểm tra các hệ thống này, chú ý thêm các dấu hiệu bất thường bên dưới
gầm xe. Các vết xước, va đập dưới gầm có thể là dấu hiệu của một vụ va chạm
nặng trước đó.
Kiểm tra lốp ở đây không cần phải chú ý đến lốp mòn nhiều hay ít,
vì lâu chưa thay thì mòn nhiều, mới thay thì mòn ít, nhưng cách thức mòn của
lốp sẽ nói lên nhiều điều về hệ thống treo và lái. Trừ trường hợp chủ cũ canh
áp suất lốp không chuẩn dẫn đến gây mòn nhiều hơn ở vùng trung tâm hoặc ở hai
bên, còn thông thường thì bề mặt tiếp xúc đường của lốp sẽ mòn đều trên toàn bộ
diện tích. Hiện tượng mòn thiên lệch phần bên trong hoặc bên ngoài của lốp có
thể là lỗi căn chỉnh hệ thống lái, hoặc hệ thống treo tồn tại một khiếm khuyết,
nhiều khả năng là hậu quả của một vụ va chạm không được khắc phục triệt để. Tốt
nhất là nên né những chiếc xe có lốp mòn không đều như vậy.
|
9. Kiểm tra chất lượng nội thất:
|
Kiểm tra các vị trí mà người sử dụng thường xuyên tiếp xúc như tay
nắm cửa bên trong lẫn ngoài, vô-lăng, các giá tỳ tay, cần gạt xi-nhan, cần số,
cần phanh tay, lớp cao su trên bàn đạp ga, phanh và ly hợp (với xe số sàn)… độ
mòn/bóng của những vị trí này phần nào cho thấy tần suất sử dụng và tuổi thọ
của chiếc xe. Ở phần nội thất cũng cần đặc biệt chú ý đến các mặt đệm ghế, nhất
là ghế lái, xem có xét mức độ xẹp của mặt đệm ghế, có hay không tình trạng
da/nỉ bọc ghế bị chùng nặng, sờn tróc hoặc rạn gãy… Một chiếc xe ít đi hoặc
được chăm sóc kỹ thì các mặt đệm ghế vẫn còn khá căng, mới sau 5 năm sử dụng.
Ngoài ra, người mua cũng cần để ý đến các chi tiết nhựa như phần trên của tappi
cửa, tấm nhựa che bảng đồng hồ, vùng nhựa ngay dưới chân kính chắn gió. Đây là
những khu vực hứng nắng thường xuyên, nếu xe đã cũ hoặc liên tục bị phơi nắng
thì các vùng này nhiều khả năng bị bạc màu, thoái hóa. Ngược lại, một chiếc xe
được chăm sóc kỹ hoặc ít sử dụng thì nhựa ở các vùng này khá tương đồng so với
các vùng còn bên trong nội thất xe.
Liên quan đến kỹ thuật, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì tốt
nhất là nhờ một người am hiểu đi cùng, hoặc thuê một thợ máy để nhờ kiểm tra.
Động cơ là thứ quan trọng nhất trên chiếc xe. Nếu mở ca-pô lên, quan sát và
nhìn thấy có dấu hiệu rò rỉ nhớt quanh nắp máy hoặc dưới block máy thì tốt nhất
là quên chiếc xe đó đi, vì đó là một tín hiệu cảnh báo nhiều nguy hiểm. Thông
thường thì điều này chỉ xảy ra với những chiếc xe đã quá cũ, còn động cơ xe
hiện đại không dễ gì bị rò rỉ nhớt.
11. Kiểm tra ắc qui, két nước:
Trong khoang máy còn nhiều chỗ khác để người mua phải lưu ý, như
các cọc ắc qui, tốt nhất là phải sạch sẽ, không bị ô-xi hóa nặng; két tản nhiệt
bao gồm nhiều lá nhôm mềm khá dễ biến dạng trong các lần tháo lắp, va chạm, bị
bắn đá… nên tốt nhất là các lá nhôm phải ít bị lệch. Nếu trước đó xe không nổ
máy, nước làm mát không nóng thì nên mở nắp két nước làm mát để quan sát mực
nước và tìm các ván gỉ, ván dầu (nếu có). Tốt nhất là quên ngay những chiếc xe
trong nước làm mát lại có ván dầu.
12. Kiểm tra đai truyền động:
Đai truyền động là một chi tiết rất quan trọng trên động cơ ô tô.
Bộ phận này truyền lực từ trục khuỷu để dẫn động các bộ phận khác như máy phát
điện, máy nén điều hòa, bơm trợ lực lái, quạt làm mát, bơm nước làm mát… Đây
không phải là chi tiết “bền mãi với thời gian”, tuy nhiên tuổi thọ của chúng
cũng rất dài. Ngày nay, một chiếc xe có thể chạy liên tục 120.000km thậm chí
hơn, mà không cần phải thay đai, vì vậy một chiếc xe chạy dưới 50.000km thì
không nên có vấn đề gì với dây đai này. Việc kiểm tra sợi đai này tốt nhất là
lắng nghe nó khi động cơ hoạt động, nhưng trước khi khởi động máy, hãy thử ấn
dây đai để kiểm tra độ căng, quan sát và rà dọc đai để tìm các vết xơ, rạn nếu
có, kiểm tra trên các pu-li xem liệu có tình trạng bám dính cao su từ đai
không.
13. Bu gi và áp suất buồng đốt:
Đây là bước đòi hỏi chuyên môn, bạn có thể bỏ qua bước này nếu
không có điều kiện. Trường hợp có dụng cụ và có thợ máy đi cùng, hãy xin phép
chủ xe, nếu được đồng ý thì tháo thử 1 chiếc bu gi (đối với động cơ xăng, động
cơ dầu không có bu-gi để tháo). Việc tháo bu-gi là khá đơn giản, trừ một vài
mẫu xe quá hiện đại được che kín bởi các nắp đậy bên ngoài. Khi đã tháo thử 1
chiếc bu- gi, bạn có thể kiểm tra được nhiều thứ quan trọng. Đầu tiên, là màu
bu-gi cho biết nhiều thông tin về sức khỏe động cơ. Thứ hai, nếu có thêm dụng
cụ, bạn có thể tiến hành đo được áp suất buồng đốt, một thông tin rất quan
trọng, nhất là đối với một chiếc xe trên 10 năm tuổi. Bu gi được tháo ra tốt
nhất phải khô ráo, sạch sẽ, không biến dạng và có màu vàng dạng đồng, tất cả
các kiểu màu trắng xám, đen đóng cặn, ướt hoặc bám nhiều muội than đều cho thấy
các dấu hiệu không tốt về sức khỏe động cơ, lý do có thể là vì tỷ lệ hỗn hợp
xăng-gió không chính xác, quá nhiệt hoặc nhớt bị đốt cháy trong buồng đốt. Nếu
có một đồng đo áp suất chuyên dụng, hãy gắn nó vào buồng đốt vừa tháo bu gi, đề
máy để xác định áp suất buồng đốt, tháo đồng hồ ra, đổ một ít nhớt vào buồng
đốt để làm kín rồi lại đo áp suất. Chênh lệch áp suất trong hai lần đo này cho
thấy độ mất hơi của động cơ. Nếu động cơ còn tốt, độ mất hơi gần như không đáng
kể.
* Mẹo để kiểm tra nhanh:
a.1. Cần số: các xe có số sàn càng dễ
xem. Cầm cần số lắc qua lắc lại rãnh số “mo”. Xe mới khoảng cách cực đại rất
ngắn, xe càng cũ khoảng cách càng rộng ra. Vào số (vẫn tắt máy) rồi lắc thử,
nếu là xe mới, đã vào số hầu như rất ít độ “rơ” khi lắc, xe càng cũ độ “rơ”
càng lớn. Chiếc xe trong ảnh đầu bài đời 2002, mới chạy 50.000km, tương đương
hai năm mà giá chỉ bằng nửa xe mới.
a.2. Chú ý vị trí tay cầm vào cơ cấu
để mở cửa ra của người lái, trừ trường hợp đã thay tháo, nhìn độ nhẵn, trơn
láng của vị trí này là “đọc” được sự “kinh qua” của xe. Chủ xe khi tân trang có
thể làm nội thất xe bóng lộn, thơm phức, mới mẻ nhưng ít chú ý đến điểm này. Vị
trí này rất kín, vị trí cần xem càng kín hơn, nó ở phía trong của lẫy bật mở
cửa.
a.3. Mở tấm lót sàn (2
lớp) đến tận lớp tôn. Dùng vật cứng bằng gỗ gõ vào đây và lắng nghe. Nếu xe cũ,
đã chinh chiến nhiều, tiếng kêu mỏng, rạn. xe mới tiếng chắc, ấm.
Khi mở, quan sát luôn lớp sơn nguyên thủy. Cũ quá hoặc
mới quá đều nằm trong diện nghi vấn. Cũ quá thì rõ, còn mới quá thì coi chừng,
xe mới được “mông má” lại để bán.
a.4. Mở cửa gần vị trí lái xe ra
khoảng 70 độ so với thân xe. Dùng hai tay bưng nhẹ cả tấm cửa lắc theo chiều
lên, xuống. Xe dưới 5 tuổi gần như bản lề không có chút độ rơ nào cả. Xe cũ
không thể tránh khỏi điều này. Tuy nhiên, phải quan sát vị trí 2 bản lề xem có
gì khác thường không, hay đã bị thay rồi.
a.5. Nổ máy xe, đề lên vài chập rồi bỏ
đấy, đi xem những vị trí khác chừng 8- 10 phút xe nổ tĩnh, quay lại nhìn vào kim
đồng hồ báo nhiệt độ. Nếu mức chỉ vẫn dưới trung bình là xe còn hoàn hảo, ít
chạy.
Sau thao tác này, mở nắp capo, dùng cảm giác của tay,
mặt để cảm nhận nhiệt độ khu vực máy.
Với thời gian 8-10 phút chuẩn nổ máy không chạy, nếu
xe tốt khu vực máy vẫn mát. Đặt tay lên nóc máy chỉ hơi ấm. Còn nếu xe quá cũ,
cho dù tân trang đẹp đẽ đến đâu, chỉ nổ máy tĩnh 5 phút cũng sẽ rất nóng, khó
chịu.
Chú ý khi nổ máy, nếu xe có đồng hồ tua máy, lúc đầu
kim chỉ rất cao, nhịp máy hơi sạn, hơi giật nhẹ rồi êm dần, ga lên vài cái hết
rung rật, hai ba phút sau mới ổn, rụt dần xuống vạch chuẩn là máy xe đã cũ.
Nếu xe tốt, khoảng dao động của kim này rất ngắn, cả
về thời gian lẫn mức hiển thị kim trên đồng hồ (chỉ khoảng 1 phút là ổn định).
Về thời gian, nếu chỉ sau 30-40 giây kim này đã nằm yên ở vị trí dưới 10 vạch
đầu là xe còn rất tốt (khoảng 8 vạch nhỏ). Nếu cần đến cỡ 2 phút kim mới xuống
dần là xe đã khấu hao.
a.6. Cuối cùng là một thao tác cần
thiết: để nguyên xe nổ ở mức thấp, không mồi ga, vào số xong nhả “côn” thật từ
từ, thật bài bản. Nếu xe trườn lên êm ái, không rung giật, không lựng khựng,
không chết máy mà cứ nhanh dần lên, chạy trơn tru là xe còn tốt.
Vẫn thao tác trên, sau khi quan sát
các bánh xe được bơm hơi, cân chỉnh tốt, chạy trên đường bằng, thẳng, bạn bỏ cả
hai tay khỏi vô lăng thấy xe chạy thẳng tưng, ổn định ở tốc độ trên 30 km/giờ
là yên tâm rồi.
Làm các thao tác ở phần a. 6 xong là
“đọc” được chất lượng đại để của chiếc xe cũ.
Thao tác dưới đây nhằm tìm ra “con xe”
lý tưởng, kể cả nó đã rất cũ: nổ máy, không ga mồi. Xe xuất phát trên đường
bằng, bánh bơm chuẩn, chỉ ngồi hai người (mình và chủ xe) rồi nhấn côn, vào
thẳng số 2 với xe dưới 2.0; vào thẳng số 3 với xe trên 2.4 rồi để nguyên chân
ga, không thêm, nhả “côn” từ từ; khi bánh bắt đầu chuyển, dừng nguyên mức ga đó
chừng 5 giây rồi nhả tiếp đến hết, vẫn không mớm ga mà thấy cái xe chạy tốt (từ
20-30 km/h); khi nhấn ga một chút, xe vọt ngay thì đó là xe còn rất tốt, lý
tưởng.
Khi tiến hành thực nghiệm này, phải “nghe” coi
ga-răng-ti đủ mạnh mới làm. Nếu ga nhỏ quá, cài số cao xe chết máy ngay.
Với loại xe này, có thể mua ngay, các khuyết tật khác
nếu có, khắc phục sau.
Kiểm tra tiền sử xe
Mỗi chiếc xe như một “thằng
cu”, được nuôi dạy trong hoàn cảnh nào, cha mẹ nào là nó để lại những “dấu ấn”
như thế ấy.
Có loại chủ trẻ, giàu xổi, học
lái xe lần đầu nhưng kinh tế dư dả, chơi một “con” xe mới cáu cạnh rồi trải qua
vài năm “lên bờ xuống ruộng”, cái xe “trầy vi tróc vảy” tùm lum đến nỗi phải
bán. Những xe này, nếu đã bị đâm đổ, biến dạng, khi vận hành hơi khó, không
thuần, có khi trở chứng rất khó chịu.
Với xe du lịch, không khó để “đọc” được những tín hiệu ấy.
Nếu là xe được “tân trang” ở cái tuổi chưa đến nỗi phải “dao kéo” là “có vấn
đề”. Nhìn chiếc xe chạy dăm năm, mới toanh mà đã phải “luộc nguyên con”, thì
phải “chẩn trị” thật kỹ càng.
Trong quá
trình mua bán
Một là đem cái xe đến cơ sở
rửa xe, trèo lên cầu rửa, kích cao lên rồi thuê thợ rửa sạch xe.
Sau đó, quan sát thật kỹ phần saxi (khung sườn xe) ở khoảng 1,5m từ đầu trở
lại. Nếu thấy khung xe bị vặn nhẹ hoặc có những mảng sơn dặm vá ở khu vực này
là xe có vấn đề.
Thường là xe bị đâm đổ, vặn vẹo khiến chủ cũ phải cân chỉnh, hàn vá lại. Chỗ
hàn vá thường bộc lộ một cái lỗi là… đẹp hơn chỗ bình thường.
Vật liệu cơ khí và nước sơn dành cho phần này thường là thô, sần hơn chỗ khác
nhưng khi thợ thủ công Việt Nam
“làm thịt, mông má” xong thường làm nguội rất kỹ, rồi sơn cũng kỹ thành ra tạo
nên khác biệt.
Sau khi quan sát phần sơn, hãy để mắt đến cái két nước và những cấu kiện tinh
tế ở đầu xe. Cái két nước vốn mong manh, nếu bị đâm đổ khó mà chu toàn được. Do
đó, hãy xem tính đồng bộ của nó với những bộ phận khác coi có chênh lệch với
nhau nhiều không, liệu két nước có bị thay chưa? Đó là những điểm cần chú ý.
Mẹo thứ hai dùng khi phát hiện bất thường là nói nhỏ với chủ xe, rằng mình là
thợ mua về bán, đề nghị có gì cứ trao đổi kỹ cho dễ làm ăn. Chủ xe có thể *
người tiêu dùng chứ khó qua mặt được dân thợ thuyền. Tóm được thông tin rồi,
tùy nghi xử sự.
Thứ ba, dành thời gian thẩm tra nguồn gốc. Hiện, một số sở công an có dịch vụ
cung cấp thông tin cho khách hàng, nơi khó hơn thì vận dụng kỹ năng “ngoại
giao” để tìm được nguồn gốc xe.
Sau khi có “lý lịch” xe rồi, hãy rà soát, tránh xa các xe đổi chủ liên tục (có
cái một năm đổi chủ tới vài lần), ắt là có vấn đề.
Trong quá trình mua xe, không nên tiếc tiền thuê một thợ xe làm tư vấn giúp.
Mời người này đi (kể cả phải trả chút phí cũng sẽ rất rẻ nếu so với những thất
thiệt sau này). Người có chuyên môn cao sẽ dễ dàng tìm ra những khuyết lệch của
xe.
Về mặt hồ sơ, nó cung cấp cho ta một số thông tin có vẻ như ngoài lãnh vực xe
cộ nhưng rất đáng tham khảo. Ví như xe đã chạy nhiều ở vùng duyên hải, vùng
triều cường, thường bị ngập nước mặn khi chạy trong tình trạng đường ngập nước
có mặn.
Loại xe có tiền sử này thường kéo theo triệu chứng rất khó chịu là điện đóm
nhập nhèm, nhiều chức năng điều khiển dễ chập, nhảy, mất kiểm soát.
Lí do là lớp nhựa bọc dây dẫn bị nhiễm mặn, thành phần lý hóa bề mặt bị thay
đổi dẫn đến nứt rạn. Sau khi nứt rạn, nước muối thấm vào trong gây oxy hóa, han
gì và có thể đứt.
Kể cả không phải vì nước mặn , xe đã dùng 15 năm trở lên cũng hay gặp loại rắc
rối này trong khi những bộ phận khác còn rất tốt.
Lúc này, chủ xe (và cả thợ) sẽ rất phiền phức. Mớ dây tới ba chục sợi vấn vào
nhau, luồn lách “bí mật” trong thân xe, nay bị vài sợi rất khó khắc phục.
Với chủng xe Toyota Camry đời 89-95, Hond Arcord hoặc Nisan Bluebird cùng thế
hệ này rất hay gặp loại sự cố này. Nếu biết, thay cả cối dây, có tốn kém một
chút nhưng thay xong xe lại tốt như thường. Với Camry, Honda Arcord đời
1992-1994 chẳng hạn, thực tế tốt hơn xe Matiz hay KIA đời 2008 nhiều. Biết điều
chế, cải tạo và giá cả cho phép, vẫn mua tốt.
Trong việc mua xe, còn có một loại lỗi khách quan, nhiều khi cả người mua và kẻ
bán không biết nhưng có thể dẫn đến những phiền phức ghê người về sau.
Đó là một số xe do các cơ quan kiểu “bao cấp” nhập về. Vì là danh nghĩa nhập
cho cơ quan nhà nước nên cơ quan cảnh sát giao thông (CSGT) thường miễn chấp
các thiếu sót tại hồ sơ, cứ cho đăng ký tuốt.
Trời đất chuyển xoay, nay qua thanh lý đến tay tư nhân, không đủ kiến thức về…
hành chính, trả tiền, nhận xe rồi ôm cả đống giấy tờ về, đến khi đi đăng ký
không được. Tại nơi mới, nguyên tắc mới, chỉ cần thiếu một sắc thuế, một bản
sao tờ khai… là “rớt đài” ngay. Lúc này, cái xe chỉ để làm đồ chơi cho lũ trẻ!
Còn một dạng khác “nhạy cảm” hơn nhiều, đó là một số xe từ chủ sở hữu cũ thuộc
các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Long An… có những đợt cơ quan CSGT cho
phép đăng ký xe “lỡ nhập” nhưng thực chất, cả chiếc xe chỉ có mỗi cái “cà vẹt”
cầm theo (dù chứng nhận sở hữu xe là giấy thật hẳn hoi), hoàn toàn không có hồ
sơ lưu. Loại xe này, cứ để đó chạy thì không sao, nếu mua đi bán lại không thể
được vì không có hồ sơ gốc.
Lưu ý cho các bạn ưa dùng xe VIP… rẻ.
Hiện trên thị trường lác đác có những dòng xe VIP rất “ngon lành” mà giá rất
bèo. Ví như một “con” BMW 3.0 đời 2008 giá chỉ độ 25.000 USD hoặc Camry 2.4 đời
2009 giá chỉ dưới 30.000 USD. Chất lượng xe tuyệt vời, mẫu mã đẹp.
Đó, đích thị là loại xe “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Có một nhóm “cao thủ”
chuyên đi mua những bộ giấy tờ xe tai nạn, xe càng mới càng tốt, tai nạn càng
nặng càng tốt, rồi sang Campuchia mua
xe đồng đẳng, thậm chí mới hơn xe bị tai nạn, sau đó dùng công nghệ cao “thổi”
số khung, số máy y như xe cũ, nhập về.
Cách làm này có thể qua mặt được cơ quan đăng kiểm, thậm chí CSGT trên đường,
nhưng khi bên hình sự hỏi thăm đến do xảy ra sự cố, thì đâu ra đó ngay!
B.Kiểm tra động
14. Nổ máy kiểm tra
Tra chìa khóa vào ổ, bật sang nút “on” mà
chưa đề máy (start/Ignition). Ngay khi bật sang on, bảng đồng hồ sẽ sáng lên và
hiển thị một loạt các đèn cảnh báo. Tùy vào trang bị của chiếc xe mà số lượng
đèn cảnh báo sẽ khác nhau ở mỗi dòng xe, nhưng ngày nay các loại đèn báo gần
như luôn luôn và bắt buộc có bao gồm đèn cảnh báo sự cố về động cơ (check
engine)
, đèn cảnh báo tình trạng dầu bôi
trơn
, đèn cảnh báo tình trạng nạp ắc qui
, đèn cảnh báo hệ thống phanh
và hệ thống ABS
, đèn cảnh báo tình trạng nước làm
mát
… Sau khi bật chìa khóa sang chế độ “on”,
các đèn này chỉ sáng lên trong một thời gian ngắn rồi tắt, cho thấy các hệ
thống liên quan hoạt động bình thường. Nếu có bất cứ đèn nào vẫn tiếp tục sáng
hoặc chớp nháy, thì có nghĩa là hệ thống tương ứng đang có sự cố, trừ các loại
đèn mang tính chất thông báo như đèn seat belt (thông báo chưa cài đai)
, thông báo chưa đóng cửa
…
Cài phanh tay, gạt cần số về P hoặc N và
khởi động máy. Thời gian khởi động lý tưởng là nên dưới 2 giây, cùng lắm là 3
giây, kể cả trong điều kiện thời tiết lạnh và máy nguội, trừ khi bạn đang định
mua một chiếc xe đã quá cũ với giá rất rẻ. Khởi động lần đầu tiên không được
thì chỉ chấp nhận đến lần thứ 2, tối đa là 3. Hãy cân nhắc kỹ đối với những
chiếc xe còn khá mới nhưng lại kém nhạy nổ, chỉ có thể chấp nhận điều này nếu
bạn đang cố gắng khởi động một chiếc xe đã lâu không sử dụng khiến ắc qui yếu,
và trong thời tiết mùa đông miền Bắc.
Khi đã khởi động xe, ở trong khoang lái,
hãy thử vận hành và điều chỉnh tất cả các hệ thống, từ điều hòa, quạt gió, các
khe gió điều hòa, cho đến radio/CD, thử chỉnh trụ lái, thay đổi vị trí ghế
(điện hoặc bằng tay), nâng hạ tất cả các kính cửa (bằng điện hoặc quay tay)
nhiều lần, điều chỉnh gương chiếu hậu (bằng điện hoặc tay), bật tắt các loại
đèn, cần gạt nước, thử còi. Các hệ thống này tốt nhất là phải làm việc trơn tru
và chính xác. Thử đánh hết lái vô lăng qua trái rồi qua phải nhiều lần. Vô lăng
phải đảm bảo đều, nhẹ, không có tiếng động lạ trừ tiếng lốp miết trên mặt sàn khi
đứng yên.
Để nguyên máy nổ, ra khỏi xe và quan sát,
lắng nghe khoang máy. Chạy qua 5-7 cấp pu-li nhưng đai truyền động từ trục
khuỷu nếu còn tốt và các pu-li không bị rơ thì sẽ vận hành khá mượt mà và êm.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là những tiếng động bên trong động cơ. Một thợ
máy giỏi và giàu kinh nghiệm thì chỉ cần nghe tiếng máy qua một chiếc tua-vít
dài chống lên các vị trí khác nhau trên động cơ, người ta có thể đoán được khá
chính xác tình trạng của động cơ. Với một động cơ đã cũ, do mài mòn, khe hở
giữa các chi tiết cơ khí gia tăng có thể tạo ra nhiều tiếng động từ 3 cụm chi
tiết gồm xu-páp-con đội-trục cam (tiếng động phát ra từ cụm này nghe rõ nhất ở
chế động không tải), cụm piston-chốt piston-xéc măng-xi lanh, cụm trục
khuỷu-thanh truyền-bạc và các gối đỡ. Đây là các chi tiết chuyển động chính của
một động cơ đốt trong, dấu hiệu của một sự rệu rã là những tiếng gõ khá rõ. Còn
không, một động cơ tốt sẽ nổ đều đặn, nhẹ nhàng, ít rung và không có tiếng động
lạ. Ngoài ra, động cơ còn có thể phát ra những tiếng ồn chói tai do kỳ nổ diễn
ra không hoàn hảo, nhất là trên dòng động cơ thế hệ cũ. Sau khi nghe tiếng máy
ở chế độ cầm chừng, nhờ người nhồi ga nhiều lần để ghi nhận tiếng động ở các
chế độ tải khác nhau.
Đi vòng ra phía sau, nhờ người khác nhồi
ga và quan sát khói xe. Màu khói cũng là một nhân tố nói lên rất nhiều điều về
sức khỏe của một động cơ. Nếu không phải là xe động cơ diesel đã cũ, thì tốt
nhất là không nên nhìn thấy khói một cách rõ ràng. Đối với động cơ xăng, khói
không màu hay màu xanh nhạt cho thấy sức khỏe động cơ còn khá ổn; khói trắng,
xanh đen hoặc đen báo hiệu tỷ lệ hòa khí không chuẩn hoặc động cơ đang đốt
nhớt.
16. Đi thử xe
Đừng bao giờ quyết định mua xe khi bạn
chưa được đi thử nếu không muốn sau này phải hối hận. Phải đi thử mới biết được
chính xác hơn chiếc xe định mua còn tốt như thế nào. Lên xe, nổ máy và khởi
hành.
Với các mẫu xe dùng hộp số tự động, bạn
không có nhiều cơ hội kiểm tra kỹ càng hộp số ngoài việc thử hết các vị trí
P-N-D-R trên cần số, nhất là thử D ở nhiều tốc độ quay, xem xét những dấu hiệu
bất thường khi máy tính điều khiển chuyển số. Tuy nhiên, với một mẫu xe sử dụng
hộp số sàn thì cơ hội sẽ rõ hơn, hãy kiểm tra tất cả các vị trí số lẫn độ bám,
nhạy của côn (ly hợp). Khi đạp hết côn, tất cả các vị trí số đều phải được thay
đổi, gài khớp dễ dàng, nhẹ nhàng, không kẹt. Tăng tốc từ 1 cho đến số cuối
cùng, rồi trả ngược về khi giảm tốc. Ngoài ra, hãy thử đề-pa ở các cấp không
phải 1, hoặc thử chạy lên tốc độ 60km/h với các cấp số cao nhất, sau đó giảm
tốc về khoảng dưới 20km/h mà không trả số rồi tăng tốc dần trở lại, bạn có thể
ghi nhận được độ giật, trườn của côn nếu côn không tốt, không bám. Bên cạnh đó,
hãy thử dừng xe trên dốc rồi khởi hành trở lại giống như trong bài sát hạch
giấy phép lái xe.
Không nên đi thử xe ở một con đường bằng
phẳng, lán mịn, vì bạn sẽ ít có cơ hội kiểm tra chính xác hoạt động của hệ
thống treo, giảm chấn, lốp, hệ thống lái, những tiếng động do chúng gây ra cũng
như khả năng cách âm của xe. Chọn các con đường có nhiều ổ gà nhỏ, mố cầu và
chạy với tốc độ không quá thấp cũng không quá cao để có thể ghi nhận các dao
động và những tiếng động rõ nhất. Với một chiếc xe còn khá mới và thuộc thương
hiệu có tiếng, thì những tiếng động cót két dưới gầm xe hay vô-lăng run bần bật
là những dấu hiệu không nên bỏ qua. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những tiếng
rè do các chi tiết nội thất tạo ra khi đi qua các mặt đường không phẳng mịn.
Kiểm tra hệ thống lái bằng cách trả
vô-lăng về vị trí trung tâm và quan sát kỹ khả năng chạy thẳng hướng của xe.
Đánh lái chuyển hướng nhanh 90 độ để xem xét hoạt động của hệ thống lái. Một hệ
thống tốt thì phải linh hoạt, ít rơ, không quá nặng, không gây tiếng động và có
khả năng trả lái nhanh.
Kiểm tra khả năng ổn định thẳng hướng với
vô lăng ở vị trí trung tâm khi phanh gấp. Bàn đạp phanh không chạm sát sàn khi
đạp tối đa, đồng thời chân phanh không quá nhẹ cũng không quá nặng.
Sau khi đã xem xét tất cả các ngóc ngách
của chiếc xe, nổ máy và đi thử, bạn có thể tự đánh giá một cách toàn diện chiếc
xe, đưa ra các thắc mắc đối với chủ xe về những khiếm khuyết quan trọng và rõ
ràng. Xem xét những gì có thể bỏ qua, và các thứ không thể xem nhẹ. Nếu chấp
nhận chiếc xe vừa thử, thương lượng lại với chủ xe về một mức giá hợp lý nhất
có thể.
Trên đây chỉ là vài nét cơ bản
giúp bạn thêm lựa chọn để có được chiếc xe tốt trong khi chi tiêu còn hạn chế
và phải mua xe đã qua sử dụng.